Thứ năm 15/05/2025 15:09

Quảng Ninh tiếp tục giữ "ngôi vương" bảng xếp hạng PCI

Sáng ngày 28/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018. Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đứng dầu danh sách xếp hạng PCI với 70,36 điểm (thang điểm 100).

Theo VCCI, trong năm vừa qua, sức nóng cải cách môi trường kinh doanh tiếp tục được Quảng Ninh duy trì qua nhiều nỗ lực như thực hiện phương thức “4 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) khi giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện.

Đã có tới 80% doanh nghiệp trả lời điều tra PCI tại Quảng Ninh cho biết, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn quy định và 74% doanh nghiệp đánh giá thủ tục giấy tờ đơn giản. Ngay cả thủ tục hành chính đất đai cũng có tới 65% doanh nghiệp của Quảng Ninh từng thực hiện trong 2 năm qua mà không gặp khó khăn.

Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu danh sách PCI 2018

Năm 2017, Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng PCI. Để giữ vững ngôi vị quán quân PCI, năm 2018, Quảng Ninh đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, tỉnh đã đề ra 6 nhóm giải pháp chính, 11 nhóm giải pháp tổ chức triển khai thực hiện cụ thể. PAPI, DDCI… của tỉnh được thực hiện đối với các sở, ngành, địa phương là những công cụ hỗ trợ cho PCI giành điểm trong cuộc đua toàn quốc.

Ngoài ra, tỷ lệ cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả tăng lên 75%, tỷ lệ cán bộ nhà nước thân thiện tăng lên 68%, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn tăng lên 69%, nội dung làm việc của các đoàn thanh tra bị trùng lặp giảm xuống còn 11%.

Năm 2018 lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đưa chỉ số SIPAS (kết quả điều tra đánh giá sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước) vào bộ chỉ số cải cách hành chính. Và đây cũng là năm đầu tiên tỉnh triển khai thực hiện đánh giá cải cách hành chính đối với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn gồm: Công an, Hải quan, Thuế, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước.

Cùng với đó, tỉnh triển khai các giải pháp như sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận các kiến nghị, góp ý của người dân, doanh nghiệp; duy trì mô hình “cà phê doanh nhân” định kỳ hàng tháng với các chuyên đề khác nhau để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; 6 tháng/lần tổ chức hội nghị quy mô cấp tỉnh gặp gỡ các doanh nghiệp trên địa bàn…

Bảng xếp hạng PCI 2018

Báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 doanh nghiệp, trong đó gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động tại 20 địa phương.

Các doanh nghiệp mong muốn chính quyền địa phương sẽ ngày càng nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh, tăng chất lượng đào tạo lao động, cải thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, đặc biệt là nhóm thủ tục về đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông và xây dựng.

Theo danh sách được VCCI công bố, tiếp sau Quảng Ninh là tỉnh Đồng Tháp với 70,19 điểm. Đây là năm thứ 11 liên tiếp, Đồng Tháp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng PCI. Các tỉnh Long An (68,09 điểm), Bến Tre (67,67 điểm) lần lượt giữ vị trí thứ 3 và thứ 4, đẩy Đà Nẵng xuống vị trí thứ 5 với 67,65 điểm.

Các tỉnh/thành tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh/thành đứng đầu bao gồm: Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Nam, Vĩnh Long, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo Duy

Tin cùng chuyên mục

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước