Longform
03/09/2024 16:16
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

03/09/2024 16:16

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?
Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 (Chỉ thị 33) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý, giảm thiểu chất thải nhựa, theo đó tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND (kế hoạch số 42) ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị 33 cũng như ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Để chính sách đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thức, Quảng Ninh đã triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thực hiện Kế hoạch số 42 qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về phòng, chống rác thải nhựa.

Ông Nguyễn Như Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết: nội dung phòng, chống rác thải nhựa đại dương được phổ biến sâu rộng đến các hội nghị chuyên đề nhằm tuyên truyền, quán triệt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường; đảm bảo 100% các tổ chức Đảng, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội được tuyên truyền, quán triệt thực hiện nhiệm vụ phòng chống rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống rác thải nhựa trong thực hiện các chương trình, hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, gắn với phong trào thi đua tại cấp cơ sở.

Đặc biệt, cùng với sử dụng các trang mạng xã hội, Quảng Ninh đã tăng cường truyền thông lưu động tại các khu dân cư, khu di sản thế giới vịnh Hạ Long và 3 khu bảo tồn thiên nhiên, 26 siêu thị, 7 trung tâm thương mại, 133 chợ, 342 cửa hàng tiện lợi... Đồng thời lồng ghép, tích hợp các nội dung phòng, chống rác thải nhựa vào 3 cấp học, môn học phù hợp với đối tượng học sinh trên địa bàn”.

Cùng với đó, nhiều sáng kiến mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai nhưdự án “Giảm thiểu ô nhiễm” thuộc sáng kiến “Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa y tế” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển môi trường Sức khỏe (CHERAD) thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường sử dụng nguồn vốn tài trợ của USAID thông qua tổ chức Winrock International thực hiện tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, thành phố Uông Bí; hoàn thành 01 dự án Mô hình cộng đồng quản lý, phân loại, thu gom và xử lý chất thải nhựa vùng ven biển vịnh Hạ Long do Hội Nông dân thực hiện sử dụng 1 phần kinh phí hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu tại Việt Nam.

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Với nhiều loại hình sản xuất như khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản cũng như công nghiệp du lịch, sản xuất nông nghiệp... lượng chất thải thải ra môi trường tại Quảng Ninh ngày càng gia tăng.

Từ năm 2020, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Từ cuối năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Chủ trương phát triển nền kinh tế tuần hoàn đã được Quảng Ninh từng bước cụ thể hóa. Nhiều điểm sáng trong kinh tế tuần hoàn đã được Quảng Ninh phát huy và lan rộng trong thời gian qua. Đây cũng là một trong những điều kiện để Quảng Ninh có thể tiếp tục phát triển hơn nữa nhiều mô hình kinh tế theo hướng tuần hoàn, vừa nâng cao giá trị kinh tế vừa giảm áp lực lên môi trường - vấn đề từ trước đến nay vốn đã rất ngột ngạt tại Quảng Ninh.

Đơn cử như mô hình Vracbank- Đổi rác, lấy tiền là sáng kiến và là dự án của Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (QNC).

Được biết, bắt đầu từ tháng 4/2022, dự án “Vracbank - Gửi rác, lấy tiền” của QNC là mô hình “ATM rác” đầu tiên tại Việt Nam. Để tham gia vào mô hình Vracbank, người dùng sẽ được tạo một tài khoản riêng nhằm quản lý dữ liệu gửi rác. Rác được thu gom, phân loại như giấy bìa carton, chai lọ nhựa, vải vụn, vỏ bao xi măng,… sau đó mang đến “gửi”, “Ngân hàng” sẽ cân trọng lượng rác và quy đổi thành tiền tích lũy vào tài khoản của người gửi và được tính lãi theo các quy định và lãi suất ngân hàng.

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Là một trong 2 doanh nghiệp của Quảng Ninh thực hiện đồng xử lý chất thải công nghiệp thông thường để thay thế nguyên liệu, nhiên liệu. Theo thống kê, từ tháng 4/2022 đến hết tháng 6/2024, Vracbank đã có 2.150 tài khoản tham gia, khối lượng rác được Vracbank thu gom hơn 650 tấn, chi trả hơn 1,7 tỷ đồng. Kết quả này giúp cho Quảng Ninh nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng giám đốc QNC cho biết: mục tiêu đến năm 2025, chương trình sẽ xây dựng 1.000 điểm thu gom chi nhánh của Vracbank, không chỉ trên địa bàn Quảng Ninh mà còn mở rộng sang các địa phương khác trên cả nước.

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Còn nữa

Thu Hường

Đồ họa: Hồng Thịnh

Thu Hường - Hồng Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.