Thứ ba 13/05/2025 22:54

Quảng Ninh phấn đấu 100% người nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách

Thông qua việc thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 16/9, Tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Theo báo cáo tại hội nghị, trong 20 năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã xây dựng và thực hiện được mô hình tổ chức hoạt động thực tiễn phù hợp và phát huy hiệu lực, hiệu quả, huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách.

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo và các đối tượng chính sách trong điều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, phương thức quản lý tín dụng chính sách được thực hiện thông qua Điểm giao dịch và Tổ giao dịch tại xã, phường, thị trấn; ủy thác một số nội dung công việc cho 04 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) và thiết lập mạng lưới tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn, bản, khu phố.

Tính đến 31/8/2022, tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội đạt 3.704,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,9%/ tổng dư nợ, với 2.143 tổ TK&VV và 68.207 khách hàng còn dư nợ, bình quân 01 Tổ có 32 thành viên, dư nợ bình quân 01 hộ là 54,3 triệu đồng, nợ quá hạn là 1,029 tỷ đồng (chiếm 0,028% dư nợ ủy thác).

Qua 20 năm cho thấy phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn, là cách làm riêng biệt thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương để đưa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tới với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bên cạnh đó sự vào cuộc của Trưởng thôn, bản, khu phố đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại cơ sở, vai trò ngày càng được nâng lên, vừa góp phần giúp chuyển tải kịp thời các thông tin về chủ trương, tín dụng chính sách xã hội đến với nhân dân, vừa phát huy vai trò giám sát trong bình xét, lựa chọn đối tượng cho vay tại Tổ TK&VV, giám sát người vay sử dụng vốn vay và kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý những trường hợp phát sinh dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn trong quá trình sử dụng vốn của người vay. Cũng như phối hợp với Tổ, Hội, NHCSXH và các cơ quan liên quan trong việc đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng trên địa bàn..

Gia đình chị Nguyễn Tố Nữ Nữ ở xã Vạn Ninh, TP Móng Cái vay vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi gà đẻ, nuôi ngao

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh hiện có 6 chương trình tín dụng, tổng dư nợ đến 31/8/2022 là 660,9 tỷ đồng với 16.663 khách hàng đang vay vốn, chiếm tỷ trọng 17,6% tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh. Trong 20 năm qua, thông qua nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho trên 23.645 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, thu hút, tạo việc làm ổn định cho trên 19.000 lao động, hỗ trợ xây dựng trên 1.080 ngôi nhà cho hộ nghèo.

Thực hiện chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội”, UBND tỉnh đã chỉ đạo NHCSXH tranh thủ nguồn vốn của trung ương; tập trung huy động vốn của tổ chức, cá nhân trên thị trường và từ các thành viên Tổ TK&VV. Đồng thời, UBND các cấp đã trình HĐND cùng cấp quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, đảm bảo cơ bản nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác với phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”. Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn đạt 3.890,8 tỷ đồng, tăng 3.721,2 tỷ đồng, gấp 23 lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,6%.

Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ cho vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế nhận thức của người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã có sự chuyển biến nhận thức theo hướng tích cực, xoá bỏ dần các hủ tục, thu nhập của người dân được nâng lên, nhiều hộ nghèo đã tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo như tại các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu...Nguồn vốn tín dụng chính sách góp một phần trong việc thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.

Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn hàng năm

Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2023, 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Nguồn vốn để thực hiện tín dụng chính sách tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 8-10%, trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác hàng năm tăng tối thiểu 100 tỷ đồng. Cùng với đó, dư nợ tín dụng chính sách tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 8-10%, đến năm 2030 dư nợ đạt khoảng 7.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung cho vay các chính sách tín dụng mới, ưu tiên đầu tư vốn cho các địa phương còn nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số miền núi, các xã, huyện về đích xây dựng nông thôn mới, nông thôn nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức dưới 0,04%/tổng dư nợ; 100% các khoản nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo quy định.

Quảng Ninh tổ chức Tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời các tồn tại phát sinh.Nâng cao hiệu quả hoạt động tại Điểm giao dịch, đồng thời tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH. Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đồng thời góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục tăng cường nguồn lực cho tỉnh Quảng Ninh để thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc giaGiảm nghèo bền vững; Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: nguồn vốn tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo