Quảng Ngãi với chiến lược trở thành trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia

Quy hoạch Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 xác định “mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia” là nhiệm vụ quan trọng.
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi

Xác định việc “mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia” là nhiệm vụ quan trọng, Quảng Ngãi tham gia hoàn thiện dự thảo Đề cương Đề án gửi Bộ Công thương lấy ý kiến các bộ, ngành địa phương để triển khai.

Quảng Ngãi với chiến lược trở thành trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia
Quảng Ngãi chú trọng việc mở rộng, xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia. Trong ảnh: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Xây dựng khu kinh tế tổng hợp

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định, phát triển Khu kinh tế Dung Quất tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và TP. Quảng Ngãi, quy mô diện tích khoảng 45.332 ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông - lâm - ngư nghiệp. Triển khai hoàn thành Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hình thành trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.

Đồng thời, phát triển hệ thống các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp hợp lý về không gian lãnh thổ, khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh và bảo đảm phát triển bền vững. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; thu hút đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao.

Quảng Ngãi ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp điện tử - công nghệ số, công nghiệp chế tạo thông minh, công nghiệp vật liệu mới... để tạo đột phá năng lực sản xuất mới”.

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi định hướng phát triển 10 KCN, gồm 6 KCN nằm trong Khu kinh tế Dung Quất và 4 KCN nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quất.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục duy trì, mở rộng 17 cụm công nghiệp hiện có; đề xuất thành lập mới 19 cụm công nghiệp và nghiên cứu, thành lập mới các cụm công nghiệp khác tại các vị trí có tiềm năng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

- Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi, đến nay, tại Khu kinh tế Dung Quất và các KCN trên địa bàn tỉnh có 250 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 67.300 lao động, đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh (giai đoạn 2010 - 2022, thu ngân sách nhà nước chiếm khoảng 80% tổng thu ngân sách tỉnh, năm 2023 đóng góp thu ngân sách nhà nước ước đạt 22.000 tỷ đồng).

Ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, để hiện thực hóa định hướng phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, Ban Quản lý đang lập và trình phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng các KCN, đô thị, dịch vụ.

Theo đó, phân bố không gian phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ hợp lý; dành quỹ đất thích đáng để phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, hình thành các vùng đệm sinh thái giữa các KCN, đô thị và khu du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn như khu vực bờ biển… nhằm đảm bảo phát triển thuận tự nhiên, xanh và bền vững.

Đồng thời, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp theo chiều sâu và mở rộng theo chuỗi giá trị dựa trên cơ sở các điều kiện và lợi thế của các ngành công nghiệp đang có (ngành lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí) nhằm từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang năng suất, chất lượng và hiệu quả…

Ban Quản lý hướng đến thu hút các nhà đầu tư kết hợp thiết kế nhà máy thông minh, tích hợp công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo để tạo ra một KCN hoạt động với tác động tối thiểu tới môi trường và đạt được sự cân bằng giữa tiêu thụ năng lượng và sản xuất năng lượng tái tạo; áp dụng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến nhằm đảm bảo môi trường.

Cùng với đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn; hỗ trợ các nhà đầu tư có cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong KCN, giữa KCN và đô thị, giữa các KCN.

“Với tiềm năng, lợi thế và nền tảng phát triển sẵn có, thời gian tới, Khu kinh tế Dung Quất sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới theo hướng là khu kinh tế chuyên biệt, xanh, thông minh và phát triển bền vững, tiếp tục sẽ là động lực, là hạt nhân tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung”, ông Phương khẳng định.

Quảng Ngãi với chiến lược trở thành trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia

Động lực, đòn bẩy cho sự phát triển

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Trung ương và địa phương trong phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đến nay, Khu kinh tế Dung Quất đã có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá là một trong những khu kinh tế tiên phong và thành công của cả nước; là trung tâm sản xuất công nghiệp; là hạt nhân tăng trưởng và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi cũng như vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ông Hà Hoàng Việt Phương cho biết, năm 2023 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi có 2 nhiệm vụ quan trọng đã được xác định là “mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất”, “phát triển đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển - đảo”.

“Đây là quyết sách rất quan trọng của Bộ Chính trị, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Bộ Chính trị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Việc thực hiện 2 nhiệm vụ này sẽ là động lực và tạo ra đòn bẩy mới cho sự phát triển kinh tế của Quảng Ngãi và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, với hạt nhân là Khu kinh tế Dung Quất”, ông Phương nhấn mạnh.

Đối với nhiệm vụ “mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất”, tỉnh Quảng Ngãi đã tham gia hoàn thiện Dự thảo Đề cương Đề án, gửi Bộ Công thương xem xét, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để triển khai các bước tiếp theo.

Đối với nhiệm vụ “phát triển đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển - đảo”, Ban Quản lý đang triển khai lập và trình đồ án Quy hoạch Phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Đô thị Lý Sơn.

Theo đó, định hướng xây dựng huyện đảo Lý Sơn phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam nói riêng; xây dựng huyện đảo Lý Sơn thành đô thị du lịch biển đảo năng động, hấp dẫn và đáng sống với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại, xứng đáng với vị thế của một trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh, vùng và của quốc gia…

Sau khi Đồ án Quy hoạch phân khu được duyệt, tỉnh Quảng Ngãi sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình, tập trung nguồn lực để thu hút đầu tư phát triển Đảo Lý Sơn theo đúng định hướng mà Nghị quyết số 26-NQ/TW đã đề ra.

Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất nhìn nhận: “Với nền tảng phát triển hiện có cùng những tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Dung Quất và đảo Lý Sơn mà không dễ nơi nào có được, đồng thời với việc quy hoạch đồng bộ, bài bản là điều kiện rất thuận lợi để Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng và hỗ trợ kêu gọi đầu tư phát triển”.

Để thực hiện những mực tiêu chiến lược đã đề ra, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Quảng Ngãi sẽ tập trung ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách, đồng thời huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất.

Cùng với đó, tỉnh tập trung khai thác những thế mạnh công nghiệp nền tảng như lọc hóa dầu, hóa chất, luyện kim, chế tạo cơ khí, đóng tàu... và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực này theo chiều sâu, mở rộng theo chuỗi giá trị; chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng xanh, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo...

“Quảng Ngãi ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp điện tử - công nghệ số, công nghiệp chế tạo thông minh, công nghiệp vật liệu mới... để tạo đột phá năng lực sản xuất mới”, ông Minh chia sẻ.

Theo baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ngãi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động