Quảng Ngãi: Nghi chủ nhặt vàng vỡ nợ gần 100 tỷ đồng bỏ trốn, hàng trăm người kéo đến nhà đòi nợ Vụ ô tô tải hàng loạt xe máy ở Quảng Ngãi: Tài xế vi phạm độ cồn |
Theo đó, cho đến thời điểm này, ngành nông nghiệp địa phương vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân dẫn tới keo chết để kịp thời hỗ trợ người trồng keo phòng và điều trị bệnh, trong khi diện tích keo chết thì vẫn tiếp tục gia tăng từng ngày.
Những thân keo hơn 2 năm tuổi bị bệnh và chết khô không rõ nguyên nhân. Nhiều rừng keo lấy gỗ 1 năm tuổi cũng chết hàng loạt. Chỉ tính riêng ở huyện miền núi Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi đã có khoảng 10.000 hecta keo bị bệnh và đang chết dần gây thiệt hại nặng cho người trồng keo. Nhiều hộ trồng keo tại đây buộc phải chặt bỏ diện tích keo đã trồng do cây chết nhiều và không phát triển.
"Cây vừa giáp năm là bị rất nhiều. Thời gian cây bị bệnh không chết ngay nhưng tầm vài tháng sau thì chết khô hết mà không có cách xử lý. Cây nho nhỏ phải chặt làm củi hết”- ông Phạm Văn Chung - Xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi chia sẻ.
Cùng nỗi lo lắng đó, ông Mai Văn Minh - Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho biết, giờ phải khai thác để may ra được cây nào lớn thì chở đi bán cho nhà máy. Còn những loại cây nhỏ thì cũng phải phá để trồng lại chứ không thể nào để được.
Cây keo lấy gỗ bị chết do nhiễm bệnh tại Quàng Ngãi |
Theo ghi nhận của PV, tình trạng cây keo chết xuất hiện tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ngãi từ hơn 1 tháng nay. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thống kê từ các địa phương cho thấy, đã có trên 14.000 hecta keo bị nhiễm bệnh và chết bất thường. Nhận định ban đầu của ngành nông nghiệp địa phương, nhiều khả năng keo chết do nấm gây bệnh. Tuy nhiên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã lấy mẫu gửi Cục Bảo vệ thực vật và Viện Bảo vệ thực vật để xác định chuẩn xác, kịp thời có phương án xử lý bệnh, giúp giảm thiệt hại cho người trồng keo.
Ông Nguyễn Thế Vĩnh - Phó Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi cho hay, trong khi chờ kết quả phân tích giám định cũng như hướng dẫn từ các cơ quan chuyên môn Trung ương thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn người nông dân thực hiện các giải pháp canh tác như chặt thu gom các cây bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu huỷ và tuyệt đối không tận thu các cây bị bệnh đem vận chuyển đi nơi khác để tránh trường hợp lây lan bệnh và dùng vôi bột rải vào vị trí gốc cây bị bệnh để xử lý nguồn bệnh tại chỗ.
Quảng Ngãi đang khẩn trương báo cáo UBND tỉnh để đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có chỉ đạo và hỗ trợ các biện pháp cấp bách xử lý |
Trước tình trạng trên, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đang khẩn trương báo cáo UBND tỉnh để đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có chỉ đạo và hỗ trợ các biện pháp cấp bách xử lý tình trạng keo bị bệnh và chết hàng loạt tại địa phương.