Thứ sáu 09/05/2025 10:56

Quảng Nam: Từ chối có thêm nhà máy bia, nói không với hoá chất cơ bản

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị loại bỏ một số ngành không có tiềm năng lợi thế tại Quảng Nam như: Titan, ilmenite; không đầu tư mới hoặc mở rộng nhà máy bia; không xây dựng các nhà máy hóa chất cơ bản.

UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và liên doanh Tư vấn HASKONINGDHV- CIEM-ISPONRE về việc tham gia ý kiến đối với Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề nghị không xây dựng các nhà máy hóa chất cơ bản tại Quảng Nam

Tại văn bản này, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị loại bỏ một số ngành không có tiềm năng lợi thế tại Quảng Nam như: Titan, ilmenite; không đầu tư mới hoặc mở rộng nhà máy bia; không xây dựng các nhà máy hóa chất cơ bản.

Bên cạnh đó, địa phương này đề nghị cần bổ sung khu chế biến nông lâm sản tập trung xuất khẩu; bổ sung cụm nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ Silica tại Quảng Nam.

Đối với ngành du lịch, trung tâm trọng điểm du lịch và điều phối khách cho toàn vùng, đề nghị xây dựng thành 3 trung tâm gắn với 3 Tiểu vùng theo kịch bản 2 đề ra, gồm: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là trung tâm trọng điểm du lịch Trung Trung bộ điều phối toàn vùng; Quảng Bình là thành trung tâm du lịch phía Bắc Trung bộ; Khánh Hòa là trung tâm du lịch Nam Trung bộ.

Đối với cảng biển và vận tải quốc tế, tỉnh Quảng Nam đề nghị bổ sung chức năng cụm cảng Chu Lai - Dung Quất; bổ sung Công nghiệp khí thiên nhiên tại Chu Lai - Dung Quất.

Ngoài ra, địa phương này còn đề nghị bổ sung kinh tế dược liệu. Quy hoạch phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế trọng điểm khu vực phía Tây tỉnh Quảng Nam, với các sản phẩm: Thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm tiêu dùng, hoá mỹ phẩm thiên nhiên,…;

Xây dựng thành vùng nguyên liệu dược liệu dưới tán rừng, vườn quốc gia về dược liệu, trong đó sâm Ngọc Linh đóng vai trò chủ đạo cùng với phát triển các loài dược liệu bản địa hoặc di thực từ nơi khác về.

Liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ lần thứ 2, khi được tham khảo ý kiến về đề xuất Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thẳng thắn trao đổi: “Tôi nhận thấy trong quy hoạch vẫn chưa nêu lên được tính đột phá và cái cần tập trung nguồn lực để phát triển nhanh. Chúng ta mới chỉ ra lợi thế của ngành này, ngành kia dù đã được minh chứng trên thực tế và định hướng của chính phủ”.

vietnamfinance.vn
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào