EVN phát động thi công đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ Đóng điện Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ |
Cụ thể, theo đề nghị của Ban Quản lý dự án truyền tải điện (thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia), UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất thỏa thuận hướng tuyến Đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi gồm 2 nội dung: Hướng tuyến và diện tích chiếm đất của dự án.
Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi (Ảnh: Đ.D) |
Về hướng tuyến, tuyến Đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi xây dựng mới gồm 2 tuyến đường dây 500kV mạch kép (38,6km và 38,7km) đi song song, từ TBA 500kV Thạnh Mỹ đấu nối chuyển tiếp vào đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi hiện hữu, tổng chiều dài của 02 tuyến khoảng 77,3 km đi qua địa bàn các huyện Đại Lộc và Nam Giang. Điểm đầu của tuyến tại khoảng cột 847-848 của ĐD 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi hiện có thuộc xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc; điểm cuối của tuyến là cột cổng 500kV tại TBA 500kV Thạnh Mỹ hiện có. Hành lang tuyến tổng cộng là 32m.
Dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2027 – 2028.
Địa phận tuyến đường dây đi qua thuộc các xã: Đại Chánh, Đại Hồng, Đại Sơn của huyện Đại Lộc với chiều dài khoảng 17,5km và các xã: Tà Bhinh, Cà Dy, thị trấn Thạnh Mỹ của huyện Nam Giang với chiều dài khoảng 21,1 km. Địa hình tuyến đường dây đi qua chủ yếu là đồi núi, hiện trạng có rừng tự nhiên và rừng trồng.
Về diện tích chiếm đất của dự án, diện tích chiếm đất vĩnh viễn mỗi tuyến dự kiến khoảng 22,54 ha (tổng cộng của 02 tuyến đường dây mạch kép dự kiến khoảng 45,08 ha). Diện tích hành lang tuyến (bao gồm cả diện tích chiếm đất vĩnh viễn) tổng cộng của 02 tuyến đường dây mạch kép dự kiến khoảng 247,4 ha.
Tuyến đường dây không ảnh hưởng đến đất quốc phòng và quy hoạch bố trí quốc phòng. Tuyến đường dây đi qua địa bàn các huyện Đại Lộc và Nam Giang có diện tích đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng được quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và hiện trạng có rừng tự nhiên, rừng trồng bị ảnh hưởng.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu Chủ đầu tư dự án (Ban Quản lý dự án truyền tải điện) phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong xác định nhu cầu sử dụng đất để làm đăng ký kế hoạch sử dụng đất, cập nhật điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; xác định, chọn các giải pháp thiết kế vượt rừng đảm bảo không tác động đến rừng dưới đường dây; lựa chọn vị trí cột phù hợp giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất và ảnh hưởng của hành lang tuyến đường dây đến cây rừng, nương rẫy của người dân….