Quảng Nam: Tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững
Nông nghiệp - nông thôn Thứ sáu, 22/05/2020 - 10:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Diện mạo nông thôn Quảng Nam có nhiều khởi sắc |
Hợp tác xã tích cực tham gia
Sau 9 năm triển khai chương trình, đến cuối năm 2019, tỉnh Quảng Nam đã có 98 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (48,04%); bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn là 15,26 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí; có 102 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Thị xã Điện Bàn và huyện Phú Ninh sau khi đạt chuẩn NTM (năm 2015), tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. TP. Tam Kỳ đã trình hồ sơ về trung ương đề nghị công nhận thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Huyện Duy Xuyên và TP. Hội An đang gấp rút hoàn chỉnh hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM và thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Đáng chú ý, những năm qua, mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, đặc biệt là xây dựng NTM tại địa phương. Tính đến ngày 31/12/2019, toàn tỉnh có 355 HTX đang hoạt động. Trong quá trình xây dựng NTM, các HTX có vai trò rất quan trọng, không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Theo đó, các HTX đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên và hộ gia đình, từng bước khắc phục một số mặt hạn chế của kinh tế hộ về vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất; hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho thành viên và hộ gia đình…
Một số ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế cho thành viên, góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn. Cùng với đó, HTX, THT cũng đã nhanh chóng nắm bắt, nhập cuộc tham gia phát triển sản phẩm OCOP theo định hướng của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 40 HTX và 7 THT tham gia Chương trình OCOP. Trong các xã đạt chuẩn NTM, đều có HTX đạt tiêu chí thứ 13, HTX hoạt động hiệu quả.
Đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng NTM trên địa bàn đến thời điểm này vẫn còn không ít hạn chế, khó khăn. Theo đó, sự chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa sâu sát; chất lượng xây dựng NTM ở một số nơi chưa cao, thiếu bền vững; thu nhập khu vực nông thôn vẫn còn thấp so với bình quân chung của tỉnh, nhất là ở miền núi; việc huy động nguồn lực trong cộng đồng còn thấp; nhiều tiêu chí NTM đã đạt chuẩn, nhưng mới ở mức chạm ngưỡng. Đặc biệt, ở một số địa phương sau khi đạt chuẩn NTM có biểu hiện chững lại, thiếu tập trung chỉ đạo, nên đến cuối năm 2019, có đến 23 xã bị "rớt" tiêu chí; số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí vẫn còn nhiều (33 xã)...
Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam, các địa phương phải hoàn thành những mục tiêu của Chương trình NTM năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020 trước tháng 6/2020 để làm cơ sở đưa kết quả thực hiện vào nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuy nhiên, qua kiểm tra kết quả triển khai chương trình tại các địa phương cho thấy, nhiều nơi tiến độ thực hiện còn chậm. Cụ thể, công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch xã NTM khá chậm. Hệ thống điện sau công tơ ở nhiều xã chưa bảo đảm an toàn theo quy định. Tại nhiều xã, các tiêu chí về hạ tầng còn dở dang hoặc chưa lập hồ sơ, thủ tục thi công. Nhiều huyện chậm phân bổ nguồn vốn kế hoạch năm 2020 cho cấp xã để thực hiện đạt chuẩn theo quy định hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp. Nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn, chậm được xử lý…
Đặc biệt, khó khăn lớn nhất về xây dựng NTM hiện nay đó là, những xã còn lại chưa đạt chuẩn đều là những xã gặp rất nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng NTM của các xã này rất lớn. Tìm những giải pháp tích cực, có hiệu quả nhất để nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân nơi đây là điểm mấu chốt về xây dựng NTM.
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh đã có Công văn số 1563/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong xây dựng NTM năm 2020. Theo đó, đối với 20 xã và 2 địa phương phấn đấu đạt chuẩn NTM, UBND tỉnh đề nghị thủ trưởng các sở, ngành được UBND tỉnh giao nhiệm vụ phụ trách chỉ tiêu, tiêu chí NTM, khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương nội dung đánh giá, xác lập hồ sơ, thủ tục đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2020. Đồng thời, đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố khẩn trương phân bổ vốn kế hoạch năm 2020 cho các xã để tổ chức thực hiện chương trình (gồm vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp). Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với sở, ban, ngành hỗ trợ, hướng dẫn xã, huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020 thực hiện theo thời gian đã đề ra. Bên cạnh đó, bố trí nguồn lực hỗ trợ các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020 để xử lý nợ đọng; không trình công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM nếu còn nợ đọng trái quy định hoặc chưa có dự nguồn để trả nợ...
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành Quyết định số 1224/QĐ-UBND phân bổ 84,6 tỷ đồng kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020 từ nguồn vốn dự phòng trung hạn (còn lại) cho các đơn vị, địa phương. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

VPMILK bao tiêu sữa tươi nguyên liệu, giúp nông dân tại Lâm Đồng yên tâm sản xuất

Bình Dương có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản vẫn đối diện với nhiều thách thức

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ninh

Nhà nông phấn khởi thu lợi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của PVCFC
Tin cùng chuyên mục

CADA đánh dấu 100 năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta

Phát huy thế mạnh vùng miền trong xây dựng nông thôn mới

Đến năm 2025 phát triển, chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn

Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 10.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên

Mang sản phẩm OCOP đến gần với khách hàng Việt

Khai thông gói tín dụng vi mô phục vụ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo chuyển đổi ngành tôm ở Việt Nam

Thành phố Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực, về đích trong năm 2022

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương

Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Kon Tum hướng tới hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

“Giữ lửa” cho Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP

Agritechnica Asia Live 2022: “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”

Sản xuất gạo ngon nhất thế giới trên cao nguyên M’nông

Đa đạng hình thức tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm”

Làm gì để cao su Việt Nam thực sự là ‘vàng trắng’?

Tỉnh Long An: Hướng đến nông thôn mới bền vững
