Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Việc phát triển diện tích trồng cây chuyên canh mang lại hiệu qủa kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.
Gia Lai ưu tiên nguồn lực đầu tư lưới điện cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khuyến khích tăng diện tích trồng cây chuyên canh

Đông Giang là huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam. Người dân phần lớn là đồng bào dân tộc Cơ tu và Giẻ Chiêng. Với đặc thù địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và hướng tới phát triển bền vững, huyện đang tập trung khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích lòn bon, chè dây, chè xanh, ớt Ariêu, chuối mốc, cam, sầu riêng, măng cụt; các loại cây dược liệu như ba kích, sa nhân, ka kun, quế; trồng rừng gỗ lớn với các loại cây như: bời lời, gáo vàng, ươi, giổi lấy hạt.

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Chuối mốc đang là một trong những cây chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam)

Ông Đỗ Hữu Tùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, việc quy hoạch, phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh cây trồng của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Hiện toàn huyện có 822 ha cây chuyên canh. Chủ yếu là chè xanh, chè dây, lòn bon, chuối, mít, măng cụt, quế.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi cây trồng, tỉnh Quảng Nam đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân như HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định 3361/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 triển khai Nghị quyết trên của UBND tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 và Quyết định 1325/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai nghị quyết trên.

Ngoài ra, trên cơ sở thực tế phát triển, UBND huyện Đông Giang đã chủ động ban hành kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, UBND huyện sẽ tập trung đầu tư hỗ trợ một số mô hình phát triển hiện nay đang mang lại hiệu quả như: chè xanh, chè dây, ớt Ariêu; các loại cây ăn quả như bòn bon, bưởi da xanh, chuối, sầu riêng, măng cụt; trồng các loại cây dược liệu như ba kích, bảy lá một hoa, chè dây, đảng sâm, đinh lăng, lan kim tuyến, nghệ, mật nhân, sachi, sa nhân (trắng và tím), đồng thời phát triển một số con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như heo đen địa phương, gà thả vườn địa phương, ngan, bò vàng...

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ớt Ariêu - đặc sản Đông Giang, sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao

Bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao

Thực tế bước đầu cho thấy, việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển trồng cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Chuối mốc là loại cây phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu vùng núi Đông Giang, cho hiệu quả kinh tế.

Gia đình anh A Lăng Bi (thôn Ra Lang, xã Jơ Ngây) hiện đang trồng hơn 2ha chuối mô. Theo anh Bi, chuối là cây trồng quen thuộc với người dân miền núi. Tuy nhiên, trước đây, người dân chủ yếu trồng manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu trồng tự phát theo kiểu “trồng lấp đất”, chưa chú trọng trồng chuối để làm kinh tế, vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ tại Quảng Nam, Đà Nẵng rộng lớn, năm 2000, anh Bi mạnh dạn chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng chuối mốc cấy mô. Qua quá trình vừa trồng, chăm sóc, rút kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng chuối cũng như giảm sức lao động, anh Bi đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn chuối. Các khâu chăm sóc như bón phân, làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, tỉa bớt cây con… được gia đình anh Bi thực hiện kĩ lượng.

Đến nay, mô hình trồng chuối là nguồn thu nhập chính mang lại cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. “So với giống chuối địa phương thì chuối cấy mô cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuối cấy mô đòi hỏi nhiều nước tưới, nhưng ít sâu bệnh, buồng to, đẹp, chất lượng hơn kéo theo giá thành cũng cao hơn. Hiện, chuối vườn nhà được thương lái vào tận trong vườn thu mua, giá cả ổn định”, anh A Lăng Bi nói.

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Sản phẩm Ớt A Riêu được giới thiệu tại nhiều chương trình, hội chợ triển lãm, kết nối giao thương

Trong vườn nhà chị A Rất Thị Nhị (thôn A Roong, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) hiện đang trồng hơn 1.200 cây ớt Ariêu. Chị Nhị cho biết, trước đây, ớt Ariêu mọc hoang trên nương rẫy, một số hộ mang về trồng để dùng trong gia đình. Nhờ vị thơm, cay đặc trưng, ớt Ariêu được nhiều khách hàng ưa chuộng, thương lái theo đó cũng tìm mua, bà con tranh thủ hái về bán kiếm thêm thu nhập.

Từ khi huyện Đông Giang quy hoạch vùng trồng chuyên canh, xây dựng thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, cây ớt Ariêu được gia đình chị và nhiều hộ tại xã Mà Cooih nhân giống, trồng chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa. Kỹ thuật trồng ớt Ariêu đơn giản, ít công chăm sóc, cho thu hoạch nhanh chỉ sau 6 tháng trồng, đặc biệt, không cần tiền mua giống. “Mỗi năm, vườn ớt cho thu hoạch 4 đợt, với giá bán từ 270-300 nghìn đồng/kg, gia đình tôi thu hơn 40 triệu đồng. Nếu thời tiết năm nay ổn định, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng ớt của gia đình”, chị Nhi nói.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2024 đạt 23.730 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Tính đến hết năm 2024, các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận thu hút được 89 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó 63 dự án trong nước, 26 dự án đầu tư nước ngoài.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường CPTPP

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường CPTPP

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định CPTPP, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường này.
Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại của tỉnh Quảng Bình năm 2025, trong đó tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, năm 2024, công nghiệp, thương mại trên địa bàn ổn định, giữ nhịp tăng trưởng tạo đà bứt phá trong năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Về tin nhân sự địa phương tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản…
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động