Khánh Hòa: Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hòa Bình vướng gì? Trà Vinh đặt mục tiêu về đích xây dựng nông thôn mới trước năm 2025 |
Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam, tính đến tháng 8/2023, Quảng Nam có 24.368 giao dịch trên sàn thương mại điện tử; 5.896 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; 188.662 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số.
Từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, 10/10 xã của huyện Nam Trà My đã có đường ô tô đến trung tâm (Ảnh: Minh Ngọc - Văn Thọ) |
Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong thúc đẩy kinh doanh: website, sàn thương mại điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, hợp đồng điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, sử dụng phần mềm kế toán, quản lý nội bộ…; đưa sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Nhờ đó, kinh tế số cũng đã tiếp cận tới các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Toàn tỉnh hiện có 175 sản phẩm OCOP và 123 sản phẩm vùng miền được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử tăng mạnh trong năm, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử tăng cao đạt 98,2%.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cùng với việc thí điểm tổ chức các mô hình về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Quảng Nam cũng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên Cổng thông tin sản phẩm Quảng Nam (http://sanpham.quangnam.gov.vn; http://conghtxocop.vn); tổ chức các phiên chợ khuyến nông và các sàn thương mại điện tử: Postmart.vn, Voso.vn.
Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc.
Bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số, sử dụng hợp đồng điện tử còn hạn chế; giao dịch trên sàn thương mại điện tử chưa thực cao; nhiều hoạt động về kinh tế số chưa được xác định, đo lường.
Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, đồng thời từng bước hạn chế, khắc phục các khó khăn, tồn tại nhằm góp phần thúc đẩy công tác chuyển đổi số trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đồng hành, tạo giải pháp căn cơ, quan trọng để nông nghiệp, nông thôn phát triển xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, tới đây tỉnh sẽ tập trung xây dựng và phát triển nền tảng phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
Trong đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xem đây là nhiệm vụ then chốt cần tổ chức triển khai thực hiện trong Chương trình phát triển kinh tế số và xã hội số.
Theo đó, trước mắt là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, các địa phương tiến hành quy hoạch xây dựng vùng, huyện phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh; hình thành, phát triển vùng nguyên liệu, vùng nuôi tập trung đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, OCOP, bản địa; thực hiện cấp mã số vùng trồng; cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn, động vật thủy sản.
Song song đó, tỉnh cũng tiến hành đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Cụ thể là đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại theo sản phẩm chủ lực và đặc trưng của tỉnh trong tình hình mới trên nền tảng số, sàn giao dịch điện tử.
Đáng chú ý, Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh luôn là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo.
Do đó, nhiệm vụ trong thời gian tới trước hết là thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, tạo cơ sở dữ liệu đồng bộ và tiến hành thực hiện quản lý mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó sẽ quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương,…
Ngoài ra, xây dựng thí điểm các mô hình xã nông thôn mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương và các mô hình thôn nông thôn mới thông minh để nhân rộng trên địa bàn tỉnh gắn với việc thực hiện tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu.