Quảng Bình chú trọng truyền thông an toàn thực phẩm Xã miền núi Ngân Thủy (Quảng Bình): Đổi thay nhờ phát triển du lịch |
Cụ thể, ngày 7/6, đại diện Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Bình cho biết, đã cử cán bộ đến khu rừng xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh xác minh thông tin một cá thể hổ sống ngoài tự nhiên được người dân trình báo.
Trước đó, vào ngày 3/6, đoàn có 4 người phụ nữ ở xã Trường Sơn, (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vào khu vực rừng Đìu Đo, cách thượng nguồn suối Chà Cùng để hái cây mây về bán.
Bức ảnh duy nhất chụp cá thể hổ rừng ở Việt Nam tại Vườn Quốc gia Pù Mát cách đây đã 24 năm. |
Bà Hồ Thị Vinh và Hồ Thị Tha là 2 người phụ nữ đã giáp mặt một cá thể hổ rất lớn khoảng chừng 30 mét. Cũng theo người dân ở bản Trung Sơn xã Trường Sơn một số người cũng đã nghe thấy tiếng hổ gầm khi vào rừng hái mây, hái măng thời gian gần.
Môi trường sống của hổ là các cánh rừng rậm rạp hoặc có các đồng cỏ lớn, nơi chúng có thể nguy trang dễ dàng để săn mồi hoặc lẩn tránh kẻ thù. Trong tự nhiên, loài hổ sống đơn độc và chỉ kết đôi khi đến mùa giao phối. Chúng là mắt xích cuối cùng trong các chuỗi thức ăn.
Đại diện Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết, do sự biến động của môi trường sống như hiện tại thì khả năng có hổ di cư từ vùng rừng giáp ranh giữa Lào và Thái Lan qua khu vực này hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng tôi sẽ vào tận nơi người dân báo thấy hổ để tìm dấu vết. Quan trọng nhất là nếu có thì sẽ cảnh báo cho người dân biết để đảm bảo an toàn khi đi rừng.
“Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã cử cán bộ xuống địa bàn xác minh thông tin và khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tìm phương án xua đuổi con hổ này vào rừng sâu, vận động, tuyên truyền bà con nhân dân không tấn công hay tác động tới cá thể hổ này”, vị lãnh đạo này cho biết thêm.
Tại Việt Nam, hình ảnh gần đây nhất ghi nhận về sự tồn tại của một con hổ còn sống trong tự nhiên chính là bức ảnh do bẫy ảnh chụp được tại Vườn quốc gia Pù Mát là năm 1998. Cũng vào năm này, một người dân ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế) bẫy được một “chú” hổ con, cá thể hổ này đã được kiểm lâm thu giữ và chuyển về nuôi tại Vườn thú Hà Nội, được đặt tên là Lâm Nhi. Sau đó Lâm Nhi vẫn sinh sống khỏe mạnh tại Vườn thú Hà Nội. |