Thứ tư 16/04/2025 19:24

Quảng Bình: Làm gì để sản phẩm OCOP tiếp cận được nhiều khách hàng hơn?

Hướng đi nào cho sản phẩm OCOP của Quảng Bình tiếp cận được nhiều khách hàng hơn vẫn đang là bài toán khó của các các đơn vị sản xuất và chính quyền địa phương.

Người tiêu dùng chưa mặn mà

Theo đại diện Sở Công Thương Quảng Bình, thời gian qua đơn vị đã tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia làm thành viên trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình. Đến nay, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh có hơn 150 doanh nghiệp, hợp tác xã thành viên đăng ký tham gia, với hơn 200 sản phẩm được niêm yết, trong đó phần lớn là các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của tỉnh Quảng Bình.

Thời gian qua, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Bình vào hệ thống các siêu thị, chuỗi phân phối trong và ngoài tỉnh cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đến nay đã có nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh vào được các siêu thị và cửa hàng bán lẻ như: Nước mắm chay Tuấn Linh, Khoai deo Linh Huệ, Miến sâm Bổ Chính, Mật Ong Tuyên Hóa, Bánh mè xát Tân An, nước mắm Ngọc Biển…; việc tuyên truyền, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của địa phương trên các môi trường trực tuyến, thương mại điện tử thời gian qua đã phát huy được nhiều hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên, sau khoảng 15 năm triển khai một cách mạnh mẽ có đầu tư các sản phẩm vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, cạnh tranh và tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường.

Ông Dương Thảo – Phó Giám đốc Co.op mart Quảng Bình chia sẻ: “Các sản phẩm OCOP chưa mạnh so với các thương hiệu lớn, do nguồn lực đầu tư về truyền thông, market ting cũng như là các chương trình về khuyến mại, kích cầu để khách hàng biết nhiều hơn sản phẩm OCOP”.

Còn nhiều khó khăn cho các sản phẩm OCOP Quảng Bình tiếp cận với khách hàng

Anh Lê Công Như - Chủ cửa hàng bán sản phẩm OCOP Quảng Bình cho biết: “Các sản phẩm OCOP của địa phương rất nhiều, tuy nhiên khách hàng đến mua tại cửa hàng thường xuyên ưu tiên sản phẩm của các địa phương khác mặc dù cùng chủng loại sản phẩm”.

Mặc dù các cơ quan sở, ngành có liên quan của tỉnh Quảng Bình đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, tuy nhiên để sản phẩm OCOP có được chỗ đứng trên thị trường bài toán này không chỉ từ sự nỗ lực của các ngành chức năng mà các đơn vị sản xuất cũng cần phải bù đắp những chỗ yếu và thiếu để có thể nâng tầm sản phẩm của mình trên thị trường.

Quảng Bình có gần 190 sản phẩm OCOP, tuy nhiên hầu hết các đơn vị sản xuất đều gặp khó khăn trong việc mở rộng, cung cấp nguồn hàng lớn đáp ứng các yêu cầu của các nhà phân phối. Nếu có tìm được đơn vị hợp tác thì lại gặp khó khăn về vùng nguyên liệu hoặc quỹ đất để mở rộng sản xuất…

Bài toán khó cần lời giải

Hướng đi nào cho các sản phẩm OCOP của Quảng Bình vẫn đang là bài toán khó của các các đơn vị sản xuất lẫn chính quyền địa phương. Sản phẩm công bố là sản phẩm tốt nhưng chưa thể sản xuất với số lượng lớn, nhiều mặt hàng có nguồn nguyên liệu dồi dào, sản xuất đáp ứng được sức tiêu thụ của thị trường lại rất ít được biết đến. Và đây cũng là bài toán cần lời giải cho các sản phẩm OCOP Quảng Bình mà địa phương này đặt ra trong 3 – 5 năm tới.

Ông Phan Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho hay: “Để tạo ra thế mạnh của địa phương trong các mặt hàng OCOP nói chung các sở, ngành địa phương thời gian qua đã phối hợp, tư vấn các cơ sở kinh doanh trên địa bàn các thế mạnh của tỉnh như mặt hàng về thủy hải sản, nông sản liên quan đến dược liệu và có một số mặt hàng liên quan đến đặc thù của địa phương và làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch."

Một giải pháp tiếp theo bên cạnh mà tập trung cho hai giải pháp trên thì chúng tôi tập trung vào các hội nghị kết nối cung cầu rồi các hội chợ triển lãm, các chương trình trên truyền hình, báo đài để đưa đến giới thiệu cùng với thị trường”- ông Nam cho biết thêm.

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, theo quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024 thì địa phương có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, 6 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm đạt 3 sao. Cụ thể, 3 sản phẩm đạt 5 sao là nước mắm chay Tuấn Linh, nấm mộc nhĩ Tuấn Linh và sản phẩm đũa gỗ Quảng Thuỷ. Đây đều là những sản phẩm OCOP nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình được xuất khẩu đến thị trường các nước.
Kiều Anh
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập

Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

Liên hoan du lịch Đồ Sơn sẽ diễn ra từ ngày 27/4

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình