Quảng Bình: "Bão tố" nổi lên với hai đại gia tuổi Quý Sửu

Góp mặt thường xuyên trong danh sách nợ thuế quá hạn của Quảng Bình, hệ sinh thái bộ đôi đại gia tuổi Quý Sửu còn gây sốc khi bị rút cạn vốn nhiều năm trước.
Quảng Bình: Bắt giữ các đối tượng tổ chức đánh bạc qua mạng trong kỳ Euro 2024 Quảng Bình: ''Gỡ'' khó từ hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu Thành viên Sơn Hải Group nợ thuế 1.200 tỷ đồng, chiếm quá nửa số nợ ở Quảng Bình

"Cặp bài trùng"

Bộ đôi đại gia tuổi Quý Sửu (1973) - ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lê Việt Hùng đã để lại nhiều dấu ấn và câu chuyện ly kỳ cho người dân Quảng Bình suốt nhiều năm. Ông Nguyễn Đức Thanh nổi tiếng với độ "chịu chơi" khi bỏ số tiền "khủng" để sở hữu "siêu xe" Mercedes - Maybach S600 đeo biển tứ quý 9 (73A - 099.99), và là chủ hàng loạt dự án nổi đình nổi đám ở địa phương như Movenpick Central, VietGroup Central Plaza, Radisson Hotel Quảng Bình, Pullman Quảng Bình... thông qua pháp nhân Việt Group do ông sáng lập.

Đối lập với sự bóng bẩy ông Nguyễn Đức Thanh theo đuổi, ông Lê Việt Hùng có phần kín tiếng và lặng lẽ hơn, tuy nhiên không vì thế mà tầm thế của vị đại gia này trở nên kém cạnh so với người bạn đồng niên. Ông Lê Việt Hùng chính là chủ sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Trường Sơn (Trường Sơn Group), doanh nghiệp chuyên về bất động sản, xây dựng, du lịch trứ danh ở Quảng Bình, là đơn vị đã góp mặt tại các dự án tầm cỡ như Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch, Quốc lộ 1A Hà Tĩnh, Cầu cảng Hòn La... và nhiều dự án bất động sản khác ở quê nhà.

Quảng Bình:
"Đại bản doanh" của hai đại gia Quảng Bình tại số 251A Quang Trung, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới (Ảnh: Truongsongroup.vn)

Chưa hết, Trường Sơn Group của ông Lê Việt Hùng còn vai vế nhất định, bởi trước đây họ có những đối tác chiến lược "máu mặt" sẵn sàng góp nhiều tỷ đồng nhằm đổi lại một ghế cổ đông lớn, chẳng hạn Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, HOSE: PVX) - "cựu" doanh nghiệp nhà nước và là nguồn cơn dẫn tới "đại án" Trịnh Xuân Thanh trong quá khứ, là một minh chứng điển hình.

"Cặp bài trùng" có nhiều mối làm ăn chung, góp phần tạo nền móng cho sự gắn bó thân thiết giữa họ. Tại Trường Sơn Group của ông Lê Việt Hùng, ông Nguyễn Đức Thanh cũng sở hữu lượng lớn cổ phần, bên cạnh ông Lê Việt Hà (SN 1975) - người em trai của ông Hùng, từ thời PVC và đơn vị thành viên chưa rút vốn khỏi đây theo chủ trương thoái vốn nhà nước được phê duyệt. Cuối năm 2017, trước khi PVC thu hồi vốn đầu tư, Trường Sơn Group ghi nhận khoản nợ xấu 30 tỷ đồng tại doanh nghiệp này.

Đổi lại, ông Lê Việt Hà, cùng bà Trương Thị Thanh Nga (SN 1981) lại là "bạn đồng hành" của ông Nguyễn Đức Thanh xưa nay, đã không ngần ngại chung sức cùng ông Thanh lập nên Công ty Cổ phần Việt Group (Việt Group) từ tháng 3/2014. Đến giờ, trụ sở của Việt Group vẫn đặt ở 251A Quang Trung, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - "đại bản doanh" của Trường Sơn Group.

Bên cạnh đó, ở thương vụ bất động sản trọng điểm của Việt Group - dự án Tổ hợp khách sạn Movenpick Central có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, Trường Sơn Group sắm vai trò thi công chính.

Dự án được "khai sinh" từ tháng 10/2020, giai đoạn nền kinh tế bị tàn phá bởi sự bùng phát dữ dội của đại dịch Covid-19. Những tưởng "trong nguy có cơ", Việt Group đã cắt cử Công ty Cổ phần Việt Group Central làm doanh nghiệp dự án, gánh vác sứ mệnh đầu tư xây dựng Movenpick Central trên khu đất rộng gần 3.000m2 nằm ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền hướng ra sông, biển Nhật Lệ và Hồ Thanh Cơ.

Quảng Bình:
Phối cảnh dự án Movenpick Central tọa lạc trên vị trí "đất vàng" tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Việt Group)

Theo lộ trình, quá trình đầu tư xây dựng sẽ hoàn tất vào tháng 3/2023 và dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm này. Tuy nhiên, dự án đã trễ hẹn trên 12 tháng, đến tháng 6/2024 chỉ mới triển khai đóng cọc khoan nhồi thí nghiệm, chưa triển khai thi công cọc đại trà và các hạng mục khác.

Ngoài chậm tiến độ, dự án này còn chậm các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, ước tính số tiền sử dụng đất nhà đầu tư chưa nộp là gần 90 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 6 vừa qua. Trước những vi phạm hợp đồng nghiêm trọng nêu trên, chính quyền tỉnh đang xem xét thu hồi chủ trương đầu tư dự án, sau đó là các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư thực hiện.

Đó chỉ là một trong những "điều gở" trong năm "bão tố" của hai vị đại gia Quảng Bình.

"Chìm đắm" trong nợ nần

Ngay khi danh sách người nợ tiền thuế và các khoản phải thu khác thuộc Ngân sách Nhà nước tháng 4/2024 được Cục Thuế tỉnh Quảng Bình công khai, dư luận tập trung sự quan tâm vào các doanh nghiệp liên quan đến hai vị đại gia tuổi Quý Sửu bởi sự xuất hiện dày đặc.

Dẫn đầu trong nhóm nợ nần tiền thuế của hệ sinh thái Nguyễn Đức Thanh - Lê Việt Hùng là Công ty Cổ phần Việt Group Central với 86,4 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 5 toàn tỉnh Quảng Bình. "Bám đuổi" phía sau là Trường Sơn Group (15,2 tỷ đồng) và đứng ở thứ hạng thứ 11.

Thứ hạng 16 thuộc về Công ty Cổ phần Du lịch Hà Nội - Quảng Bình (công ty con của Việt Group), chủ đầu tư dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình có tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng (hơn 4 tỷ đồng). Bản thân Việt Group cũng bị "xướng tên" trong danh sách "đen" của cục thuế tỉnh vì phát sinh số tiền nợ thuế 2,3 tỷ đồng (đứng thứ 22 toàn tỉnh).

Quảng Bình:
Doanh nghiệp liên quan Trường Sơn Group và Việt Group nằm trong top những "con nợ" của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình (Ảnh chụp màn hình)

Nếu so sánh độ giàu có và "ăn chơi" mà hai vị đại gia Nguyễn Đức Thanh - Lê Việt Hùng thể hiện ra, tổng cộng số tiền nợ thuế nói trên có thể không bõ bèn gì, tuy nhiên, cái mà công chúng lo ngại là cách họ xử trí khoản nợ, thái độ thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Trước tiên về Công ty Việt Group Central, việc nhiều năm "quên nộp" gần 90 tỷ đồng tiền sử dụng đất cho quê hương, buộc ngành thuế tỉnh Quảng Bình phải áp dụng biện pháp cứng rắn là tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật doanh nghiệp - ông Hoàng Minh Nghi (SN 1964). Ông Nghi là "chân rết", một "mắt xích" quan trọng trong hệ thống của hai vị đại gia tuổi Quý Sửu, được tín nhiệm giao giữ vai trò điều hành chính tại những đơn vị thành viên cốt lõi.

Quyết định này đã được dự báo sớm. Điều nhiều người bất ngờ là ngay trước thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Hoàng Minh Nghi (Quyết định số 2009/TB-CTQBI ngày 4/5/2024), cùng lúc, cục thuế tỉnh ký Quyết định số 2008 với nội dung tương tự, chỉ khác đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh là ông Hoàng Ngọc Lự (SN 1950) - Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật Trường Sơn Group.

Kết cục, cả hai "thân tín" của ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lê Việt Hùng đều sẽ không được rời đi khỏi Việt Nam từ ngày 4/5/2024 đến khi doanh nghiệp mà họ đứng tên hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Đại diện Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết: "Việc cơ quan thuế đề nghị cấm xuất cảnh không phụ thuộc vào nợ ít hay nhiều của các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp nợ lớn nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, rủi ro thấp có thể không bị đề nghị cấm xuất cảnh. Ngược lại, có những đơn vị nợ ít hơn, nhưng nếu phát hiện thấy có yếu tố rủi ro, cục thuế tỉnh sẽ đề nghị tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật".

Điều đó có nghĩa, cục thuế tỉnh đã nhận diện được rủi ro tồn tại ở những doanh nghiệp này và đưa ra động thái ngăn chặn kịp thời, vô hình tác động rất xấu lên uy tín cá nhân và tập thể lãnh đạo đơn vị, bao gồm cả hai ông chủ đứng sau là ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lê Việt Hùng, những vị đại gia không thể đứng ngoài làn sóng ảnh hưởng này.

Trên thực tế, câu chuyện nợ nần bủa vây cũng không hoàn toàn mới mẻ đối với bộ đôi này. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp của họ luôn bị cục thuế địa phương thúc giục, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đơn cử trường hợp của Công ty Du lịch Hà Nội - Quảng Bình, từ tháng 3/2021 tới nay, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ký 18 quyết định về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do phát sinh số tiền thuế quá hạn.

Tuy nhiên, đáp lại vẫn là sự thờ ơ và ngó lơ của ban lãnh đạo doanh nghiệp, mặc dù tiền thuế cũng không quá lớn so với một chủ đầu tư của dự án khách sạn 5 sao mang thương hiệu Pullman Quảng Bình.

Không chỉ nợ thuế, Trường Sơn Group còn thiếu nợ cả đối tác lớn như hoàn cảnh mà Công ty Cổ phần Sông Đà 505 phải gánh chịu. Hồi năm 2022, đại diện Công ty Sông Đà 505 lên tiếng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu hồi công nợ đối với một số dự án đã hoàn thành do chủ đầu tư thiếu hợp tác, nổi trội nhất là dự án Thủy điện Đại Bình. Chủ đầu tư là Trường Sơn Group đã có phán quyết của Tòa án, buộc phải trả 7,8 tỷ đồng cho Công ty Sông Đà 505 nhưng "gần như không có tài sản để thi hành án", dấy lên lo ngại về nguy cơ không thu được tiền.

Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin về bức tranh hoạt động của các đại gia từng "làm mưa làm gió" trên thương trường Quảng Bình, Báo Công Thương đã nhập cuộc tìm hiểu và phát hiện những chi tiết "bất thường".

"Cạn vốn"

Việt Group, niềm hy vọng củng cố sự thành công một thời cho ông Nguyễn Đức Thanh, giai đoạn tháng 7/2015 - tháng 7/2017 được bộ ba Nguyễn Đức Thanh - Lê Việt Hà - Trương Thị Thanh Nga hồ hởi kéo nhau "đổ tiền" vào hòng tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, đã trình diễn màn rút vốn gây sốc cho cộng đồng kinh doanh. Đến cũng vội mà đi cũng gấp, cái kết sau hai năm "hộc tốc" tăng vốn gấp 50 lần, giới chủ quyết định thu hồi "cạn vốn" và chỉ để lại 3 triệu đồng cho doanh nghiệp từ năm 2021.

Doanh thu của Việt Group cũng lao dốc trong quãng thời gian này. Ghi nhận gần 99 tỷ đồng doanh thu vào năm 2017, vậy nhưng, tới năm 2018 Việt Group giảm còn 82 tỷ đồng, rồi gần như "cửa đóng then cài" không còn tiếp tục hoạt động với doanh thu 0 đồng ở các năm kế tiếp. Như vậy, khoản nợ thuế trên 2,3 tỷ đồng (tính đến hết tháng 4/2024) của họ tới đây sẽ khiến các nhà quản lý thuế Quảng Bình phải "đau đầu" tìm cách thu hồi.

Song song với việc "tháo chạy" khỏi Việt Group, tháng 7/2020, doanh nhân Nguyễn Đức Thanh tức tốc giao lại vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật cho ông Hoàng Minh Nghi - như đã đề cập, là "cánh tay phải" đắc lực khó thể thay thế. Đồng thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị lúc này là ông Từ Công Hùng (SN 1978), một người sống tại phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới, cách không xa "cứ điểm" 251A Quang Trung.

Việt Group đã vậy, Công ty Việt Group Central - nhà đầu tư dự án Movenpick Central chẳng khá khẩm hơn. Rất "lạ lùng" tại thời điểm làm giấy "khai sinh" ngày 18/9/2020, Việt Group Central đăng ký số vốn sáng lập 116 tỷ đồng, do Việt Group góp 95% tương đương 110,2 tỷ đồng, còn lại thuộc về ông Hoàng Minh Chính và ông Hoàng Minh Nghi.

Đến tháng 6/2021, doanh nghiệp mạnh dạn tăng vốn tiếp lên 219 tỷ đồng và duy trì hiện tại. Song, dữ liệu cơ quan thuế cho thấy, số vốn cổ đông Việt Group Central thực góp vào doanh nghiệp chỉ có 3 triệu đồng!? Và, nhà đầu tư dự án Movenpick Central sau đó vẫn chưa "thoát thai" để triển khai các hoạt động kinh tế khác.

Liệu, có hay không việc giới chủ đang "qua mặt" cơ quan chức năng hoặc họ đã sử dụng bí quyết nào để chính quyền tỉnh Quảng Bình "nhân nhượng" tới từng ấy năm, chờ đợi trong "vô vọng" nhà đầu tư của một dự án mang tính trọng điểm, tô điểm diện mạo địa phương và kích thích sự phát triển kinh tế du lịch?

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin...

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Cận cảnh đường nối hai quận dự kiến thông xe vào tháng 5

Hà Nội: Cận cảnh đường nối hai quận dự kiến thông xe vào tháng 5

Theo ghi nhận, dự án đường nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông đang thi công hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, sẵn sàng thông xe toàn tuyến vào tháng 5.
Giá chung cư có giảm sau nỗi lo động đất?

Giá chung cư có giảm sau nỗi lo động đất?

Sự việc ảnh hưởng của động đất tại Myanmar gây nứt tường hơn 300 căn hộ chung cư tại TP. Hồ Chí Minh đã làm dấy lên lo ngại giá chung cư sẽ giảm.
Những lưu ý khi mua

Những lưu ý khi mua 'đất sốt' vì tin đồn sáp nhập tỉnh

Gần đây, thị trường bất động sản một số địa phương trở nên sôi động do tin đồn về việc sáp nhập tỉnh, vậy nhà đầu tư cần lưu ý gì khi xuống tiền mua?
Vì sao bất động sản xanh ở thành phố vệ tinh hút nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản xanh ở thành phố vệ tinh hút nhà đầu tư?

Hiện nay, sự bùng nổ xu hướng dịch chuyển dân cư và đầu tư bất động sản tại các đô thị vệ tinh quanh Hà Nội mang đến cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.
Bất động sản Hà Nội đón xu hướng “xanh nguyên bản”

Bất động sản Hà Nội đón xu hướng “xanh nguyên bản”

Báo cáo mới nhất cho thấy bất động sản Việt Nam ngày càng chuộng tiêu chí xanh, bền vững, đặc biệt là xu hướng “xanh nguyên bản”.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang đổi dòng, đâu là xu hướng?

Thị trường bất động sản đang đổi dòng, đâu là xu hướng?

Bất động sản đổi dòng, vì sao giới đầu tư không còn mặn mà với trung tâm và đâu sẽ là điểm đến mới trong làn sóng dịch chuyển này?
Vì sao bất động sản nghỉ dưỡng ven Hà Nội hút nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản nghỉ dưỡng ven Hà Nội hút nhà đầu tư?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven Hà Nội đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Điều gì đã tạo nên sức hút đặc biệt này?
Khởi động Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025

Khởi động Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp vinh danh các chủ đầu tư và dự án tiêu biểu.
Ngày sở hữu nhà quốc gia: Chắp cánh giấc mơ an cư

Ngày sở hữu nhà quốc gia: Chắp cánh giấc mơ an cư

Sự kiện ‘Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025' là cơ hội kết nối thị trường bất động sản, góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư của những người có nhu cầu về nhà ở.
Giá đất tăng cao, khu vực nào Bắc Ninh đầu tư sinh lời nhất?

Giá đất tăng cao, khu vực nào Bắc Ninh đầu tư sinh lời nhất?

Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh đang diễn ra sôi động với mức tăng giá chóng mặt, vậy khu vực nào tại Bắc Ninh đang mang lại lợi nhuận nhất cho nhà đầu tư?
CBD mới Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh thu hút nhà đầu tư

CBD mới Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh thu hút nhà đầu tư

CBD Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh nổi lên như điểm đến mới của dòng tiền, hội tụ lợi thế vượt trội, hứa hẹn trở thành đối trọng CBD hiện hữu.
Bất động sản hưởng lợi từ xu hướng ‘bỏ phố về rừng’

Bất động sản hưởng lợi từ xu hướng ‘bỏ phố về rừng’

Xu hướng ‘bỏ phố về rừng’ ngày càng lan rộng, khiến thị trường bất động sản khu vực gần Hà Nội như Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc hưởng lợi.
Quảng Ninh: Khu vực nào đầu tư bất động sản tốt nhất?

Quảng Ninh: Khu vực nào đầu tư bất động sản tốt nhất?

Thị trường bất động sản Quảng Ninh đang trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư nhờ hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại và sự phát triển mạnh mẽ của du lịch.
Vì sao vùng ven đô Hà Nội đất tăng giá mạnh?

Vì sao vùng ven đô Hà Nội đất tăng giá mạnh?

Thị trường bất động sản ven đô Hà Nội chứng kiến sự tăng giá đáng kể và hút các nhà đầu tư, vậy đâu là nguyên nhân?

'Sốt đất' Đan Phượng: Cơn lốc đầu cơ đẩy giấc mơ an cư ra xa

Thời gian qua, thị trường bất động sản tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã chứng kiến một đợt 'sốt đất' mạnh mẽ, giá đất cao gấp đôi, gấp ba lần so với trước đây.
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi – Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía đông sầm uất

Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi – Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía đông sầm uất

Hạ tầng đồng bộ, đô thị hóa mạnh mẽ giúp Đông Hà Nội thành trung tâm sầm uất. The Senique Hanoi mở ra cơ hội kinh doanh nhờ vị trí đắc địa.
Bí quyết

Bí quyết 'săn' bất động sản sáp nhập tỉnh

Bất động sản khu vực sáp nhập tỉnh: Cơ hội sinh lời hay rủi ro? Hãy xem ngay những mẹo đầu tư thông minh giúp bạn thắng lớn trên thị trường.
Vì sao đất đấu giá được nhà đầu tư ‘săn lùng’?

Vì sao đất đấu giá được nhà đầu tư ‘săn lùng’?

Đất đấu giá đang trở thành đích ngắm của giới đầu tư bất động sản, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và các tỉnh vùng ven khiến giá đất tăng chóng mặt.
Đất đấu giá Hưng Yên lại

Đất đấu giá Hưng Yên lại 'nóng'

Trước những tín hiệu tích cực từ thị trường, đất đấu giá Hưng Yên lại sôi động trở lại và phiên đấu giá ghi nhận mức trúng đấu giá tăng gấp đôi giá khởi điểm.
Giá đất tăng

Giá đất tăng 'nóng', lo 'bong bóng' bất động sản

Giá đất các tỉnh thành hiện tăng mạnh trong thời gian ngắn khiến các nhà đầu tư dấy lên lo ngại về nguy cơ xuất hiện "bong bóng" bất động sản.
Phân khúc bất động sản nào ở Thái Nguyên hút nhà đầu tư nhất?

Phân khúc bất động sản nào ở Thái Nguyên hút nhà đầu tư nhất?

Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm của giới đầu tư bất động sản nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp. Trong đó, phân khúc đất nền là lựa chọn hấp dẫn nhất
Dự án nhà ở xã hội trên đường đẹp nhất quận Long Biên

Dự án nhà ở xã hội trên đường đẹp nhất quận Long Biên

Khu đất chuẩn bị xây dựng nhà ở xã hội nằm trên mặt tiền đường Hồng Tiến kéo dài, là một trong những con đường đẹp nhất quận Long Biên, Hà Nội.
Giá đất Đông Anh tăng ‘phi mã’, dân chen chân giao dịch chuyển nhượng

Giá đất Đông Anh tăng ‘phi mã’, dân chen chân giao dịch chuyển nhượng

Thị trường bất động sản Đông Anh (Hà Nội) chứng kiến giá đất tăng 'phi mã', người dân và nhà đầu tư chen chân nhau làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất.
Khu vực nào tại Hải Phòng đang hút đầu tư bất động sản?

Khu vực nào tại Hải Phòng đang hút đầu tư bất động sản?

Hải Phòng với vai trò là thành phố cảng quan trọng nhất khu vực phía Bắc, đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản.
Tập đoàn xây dựng SCG tham vọng lọt Top ngành xây dựng Việt Nam

Tập đoàn xây dựng SCG tham vọng lọt Top ngành xây dựng Việt Nam

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) hướng tới mục tiêu thuộc Top doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động