Thứ sáu 04/04/2025 16:23

Quảng Bình: Bàn phương án phát triển đô thị vùng phía Bắc

Không gian đô thị thị xã Ba Đồn và một phần đô thị Hoàn Lão với vai trò là đô thị trung tâm của tiểu vùng phía Bắc, là điểm trung chuyển của hành lang kinh tế…

Sáng 23/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan để nghe báo cáo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hai bên bờ Sông Gianh và Quốc lộ 12A, đoạn từ khu vực thị trấn Đồng Lê đến cửa Sông Gianh, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

Quy mô lập quy hoạch có diện tích hơn 61.000ha với dân số khoảng 200.000 người. Trong đó, diện tích vùng đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 27.000ha, vùng diện tích ghép nối khoảng 34.000ha.

Phân vùng phát triển không gian trong đồ án quy hoạch được chia làm 3 vùng. Vùng phía Đông phát triển về kinh tế tổng hợp, trong đó, dịch vụ du lịch chất lượng cao, thương mại dịch vụ đa ngành là chủ đạo với việc tổ chức không gian đô thị TX. Ba Đồn và một phần đô thị Hoàn Lão với vai trò là đô thị trung tâm của tiểu vùng phía Bắc, là điểm trung chuyển của hành lang kinh tế Đông-Tây và hành lang Bắc-Nam

Vùng trung tâm phát triển các ngành du lịch sinh thái-nông nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ du lịch, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Phát triển xã Tiến Hóa thành thị trấn trung tâm với vai trò là đô thị hỗ trợ.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hai bên bờ Sông Gianh và Quốc lộ 12A, đoạn từ khu vực thị trấn Đồng Lê đến cửa Sông Gianh, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 (ảnh: Phạm Văn Thức)

Vùng phía Tây với khu vực Khe Nét là vùng bảo tồn dự trữ thiên nhiên. Khu vực Đồng Lê phía Nam sông Gianh phát triển dịch vụ hỗ trợ trung chuyển, giao thương kinh tế thương mại, phát triển thị trấn Đồng Lê làm đô thị trung tâm.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và Quy hoạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định các tiềm năng, lợi thế, khu vực động lực phát triển, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và chi tiết, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

Tại buổi làm việc, các sở, ngành, địa phương liên quan đã thảo luận, phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, các căn cứ và yếu tố liên quan để xây dựng quy hoạch; sự phù hợp của quy hoạch này đối với Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho rằng, việc xây dựng đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hai bên bờ Sông Gianh và Quốc lộ 12A, đoạn từ khu vực thị trấn Đồng Lê đến cửa Sông Gianh, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 là hết sức cần thiết, để khai thác tốt không gian phát triển, tôn vinh lịch sử, văn hóa của Sông Gianh trong định hướng phát triển thời gian tới. Phải xác định trục trung tâm, không gian phát triển khu vực Sông Gianh để định hướng xây dựng đồ án quy hoạch.

Từ định hướng như vậy để có cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, không gian phát triển của các địa phương trên trục chính là hai bờ Sông Gianh, tuyến Quốc lộ 12A và 12C; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng để phát triển kinh tế, du lịch, dân cư, đô thị...

“Phải lấy quy hoạch tỉnh làm cơ sở để lập bản quy hoạch này, bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch liên quan của địa phương đã được phê duyệt. Xác định rõ điểm nhấn phát triển của quy hoạch, tính kết nối, các tiêu chí sử dụng đất, tiêu chí về xây dựng; lợi thế về giao thương, kết nối với các vùng, miền...”- ông Thắng nhấn mạnh.

Kiến Giang
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp