Quảng Bình: Sẽ kiểm tra bất ngờ các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, kinh doanh dược, mỹ phẩm... Cam kết hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 7 |
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Bình, những tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục bị tác động bởi diễn biến bất lợi của tình hình thế giới và khu vực; áp lực lạm phát, tỷ giá có xu hướng tăng; doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng lớn để sản xuất, tiếp cận vốn của DN còn khó khăn, thị trường bất động sản phục hồi chậm; tình hình thiên tai, hạn hán, thiếu nước diễn biến phức tạp.
Tỉnh Quảng Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách, phát triển quỹ đất, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh..., cùng với sự cố găng nỗ lực của cộng đồng DN và nhân dân trong toàn tỉnh; nhờ đó kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt những kết quả quan trọng: Kinh tế ổn định và tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm dự ước tăng 6,5% (đứng thứ 29/63 tỉnh, thành cả nước); tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt tiến độ dự toán giao; sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả khả quan; sản xuất lâm nghiệp tăng khá; công nghiệp phát triển ổn định. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá; các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú đa dạng được chuẩn bị và tổ chức sôi nổi, đặc biệt là chuỗi các hoạt động nhân dịp Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604 -2024).
Kinh tế ổn định và tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm dự ước tăng 6,5% (đứng thứ 29/63 tỉnh, thành cả nước) (Ảnh R.G) |
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Quảng Bình tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN tiếp tục bị ảnh hưởng; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chưa đạt yêu cầu; nhiều vướng mắc về đầu tư, đất đai, môi trường vẫn chưa được tháo gỡ triệt để; cơ sở hạ tầng và nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế; một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm đến ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, đặc biệt là áp dụng vào sản xuất, kinh doanh...
Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chế biển thực phẩm, đồ uống, sản xuất hóá chất và sản phẩm hoá chất, sản xuất và phân phối điện... duy trì sản xuất ổn định; một số dự án mới đi vào hoạt động (như Nhà máy giấy Quảng Bình - Công ty Cổ phần Xenlulo Quảng Bình, Nhà máy sản xuất viên nén gỗ Dũng Nguyệt Anh, Nhà máy bê tông Nghi Sơn Quảng Bình,...) đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp. Ước tính giá trị sản xuât toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,77%; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 6 tháng tăng 7,4% so với cùng kỳ. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuât 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ. Các dự án công nghiệp trọng điểm được tập trung đôn đốc triển khai, đấy nhanh tiến độ; trong đó đã chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, GPMB Dự án Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Quảng Bình, Dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch.
Tuy nhiên, một số ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm của tỉnh giảm mạnh (chế biến gỗ và các sản phâm từ gỗ, sản xuất xi măng và clinke...), sản lượng sản xuất 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ. Một số ngành, lĩnh vực đang phục hồi và mở rộng sản xuất nhưng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.
Hoạt động xúc tiến thương mại 6 tháng đầu năm được đẩy mạnh; nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mại được tổ chức; nhu cầu mua sắm, du lịch của người dẫn tăng cao vào các dịp nghỉ lễ, mùa du lịch đã tác động tích cực đến tổng mức bán lẻ hàng hoá; các nhóm hàng hoá đều tăng, hàng hóa 6 tháng đạt hơn 25.590 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ..