Quận Tây Hồ đề xuất chi 2.000 tỷ đồng cải tạo, nạo vét bùn Hồ Tây

Quận Tây Hồ vừa đề xuất một số dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây, trong đó có nạo vét bùn với kinh phí 2.000 tỷ đồng.
Hồ Tây - khoảng không bình yên bậc nhất Hà Thành Thông tin mới về quy hoạch, kiến trúc trụ sở 36 Bộ, ngành tại khu Tây Hồ Tây và Mễ Trì

Theo đề xuất của quận, việc xây dựng các bến thủy nội địa trên Hồ Tây cần khoảng 1.600 tỷ đồng; đài phun nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ khoảng 600 tỷ đồng. Tổng kinh phí cho ba hạng mục là 4.200 tỷ đồng.

Do phải cân đối nguồn vốn để duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường Hồ Tây và thực hiện các dự án đầu tư công khác theo phân cấp, quận đề xuất được triển khai các dự án trên bằng nguồn kinh phí hỗn hợp. Cụ thể, quận chủ động cân đối khoảng 1.200 tỷ đồng, thành phố bố trí kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP. Hà Nội trong hai giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030.

Tại kỳ họp HĐND thành phố cuối năm 2016, quận Tây Hồ báo cáo từ năm 2011 quận đã thực hiện 4 dự án nạo vét Hồ Tây với tổng vốn 128 tỷ đồng. 440.000 m3 bùn đã được nạo vét. Tuy nhiên, gói thầu nạo vét ở khu vực đường Thanh Niên hơn 33 tỷ đồng bị tạm dừng để đánh giá lại sau sự cố cá chết hàng loạt.

Theo một đơn vị tư vấn, muốn làm sạch Hồ Tây phải nạo vét khoảng 1,2 triệu khối bùn, nhưng 8 năm qua không có thông tin công khai việc nạo vét sau đó có được tiếp tục hay không.

Quận Tây Hồ đề xuất chi 2.000 tỷ đồng cải tạo, nạo vét bùn Hồ Tây
Quận Tây Hồ vừa đề xuất một số dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây, trong đó có nạo vét bùn với kinh phí 2.000 tỷ đồng.

Tương tự, việc xây dựng đài phun nước ở Hồ Tây là đề án từ năm 2010 dịp Hà Nội tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Địa điểm được nhà đầu tư lựa chọn là khu vực Hồ Tây giáp với đường Thanh Niên. Đài phun nước gồm 3 phần chính: Màn hình chiếu nước có dạng hình quạt dài 60m, rộng 30m; máy hiệu ứng nước vệ tinh gồm 8 máy phun được sắp xếp theo hình chữ S; sân khấu nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, dự án không được triển khai.

Hồ Tây (quận Tây Hồ) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội. Hồ rộng hơn 500ha với chu vi khoảng 15km, là một phần của sông Hồng cũ sau khi chuyển dòng. Nghiên cứu của quận Hồ Tây cho thấy hệ thủy sinh vật Hồ Tây khá đa dạng về thành phần loài, với 72 thực vật nổi, 47 loài tảo bám đáy, 37 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy (thuộc nhóm tôm, cua, trai, ốc, giun...), 12 loài giáp xác, 46 loài cá.

Trước đó, ngày 11/1, tại buổi làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ, nhiều đại biểu góp ý về quy hoạch, quản lý, khai thác Hồ Tây.

Theo Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến, quận đang xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị Hồ Tây và vùng phụ cận, đồng thời nghiên cứu phương án cải thiện chất lượng môi trường nước, cải thiện không gian sinh sống của các loài thủy sản; giám sát chặt chẽ nguồn nước thải xung quanh hồ.

Lãnh đạo quận đề xuất thành phố hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây, trong đó có các hạng mục như nạo vét, cải tạo môi trường; xây dựng bến thủy nội địa trên hồ theo quy hoạch; xây đài phun nước và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh.

Chủ tịch thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị sớm thành lập Ban Quản lý Hồ Tây với đề án phát triển nghiêm túc, bài bản để phát huy giá trị không gian văn hóa hồ về cả tâm linh, môi trường và thương mại. Quận có thể nghiên cứu phương án xây dựng khu phố điển hình như những đề án quận đang thực hiện (mô hình làng nghề giấy Dó; làng nghề hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, hoa sen) để người dân có thể hoán đổi, chia lại không gian sống, tổ chức lại trật tự đô thị.

Cùng quan điểm phải xây dựng đề án cụ thể để khai thác hiệu quả những tiềm năng, giá trị của Hồ Tây và vùng phụ cận, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói cùng với Hoàn Kiếm, Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa.

Ông Dũng đồng ý chủ trương chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ thay vì 8 sở, ngành cùng quản lý như trước đây. Các sở, ngành chung tay cùng quận Tây Hồ quản lý hồ theo chức năng nhiệm vụ để địa danh này thực sự phát triển, trở thành điểm đến văn hóa du lịch tiêu biểu của Thủ đô.

Trong 6 tháng, quận Tây Hồ cần hoàn thiện đề án, trình thành phố để xem xét, đưa vào triển khai. "Bằng mọi giá phải lưu giữ được Hồ Tây cho đúng nghĩa là báu vật quốc gia, bảo tồn và phát huy toàn diện những tiềm năng, giá trị của hồ", Bí thư Đinh Tiến Dũng chỉ đạo.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động