Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!

Đây là ý kiến đồng nhất được hầu hết các đại biểu nêu ra tại Hội nghị về vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy điện do Bộ Công Thương tổ chức tại Đà Nẵng ngày 17/3. 

Đánh giá về công tác quản lý thủy điện sau nỗ lực của Bộ Công Thương và các bộ, ngành địa phương vào cuộc thực Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thủy điện, trong đó có công tác đảm bảo an toàn đập, vận hành hồ chứa...; các đại biểu đến từ các địa phương và các công ty thủy điện đều ghi nhận những đóng góp to lớn của các hồ thủy điện trên cả nước trong việc cung cấp điện năng, góp phần cắt, giảm, làm chậm lũ cho hạ du trong mùa mưa, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Lê Hồng Tịnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Môi trường Quốc hội

Ông Lê Hồng Tịnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Môi trường Quốc hội - đánh giá: Cần có nhìn nhận đúng mực về vai trò của thủy điện, không phải cứ có lũ lụt là đổ lỗi do thủy điện. Thực tế thời gian qua, thủy điện đã làm rất tốt vai trò của mình trong điều tiết phục vụ nước hạ du cũng như phục vụ đảm bảo an ninh năng lượng. Thủy điện cũng là một tài nguyên, nếu sử dụng tốt hợp lý tài nguyên này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Cần rà soát lại các dự án thủy điện kiên quyết xử lý những thủy điện chưa đảm bảo các yêu cầu vận hành an toàn hồ chứa thủy điện. Bên cạnh đó, tăng cường cổ phẩn hóa kêu gọi xã hội hóa các thủy điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ thì nhà nước nên rút dần vốn giao lại cho các doanh nghiệp bên ngoài nhà nước thực hiện.

Tuy nhiên, trong số 330 hồ đập thủy điện đang vận hành trên cả nước có nhiều chủ đầu tư như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và nhiều doanh nghiệp tư nhân khác. Trên các lưu vực sông lớn có nhiều hồ đập thủy điện thuộc những doanh nghiệp khác nhau nằm ở các địa phương khác nhau nên công tác vận hành quy trình liên hồ chứa còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Xây dựng biểu đồ điều tiết nước, tăng cường phối hợp vận hành

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Đặng Hoàng An - Tổng giám đốc EVN

Theo ông Đặng Hoàng An - Tổng giám đốc EVN, trong mùa khô hạn, EVN đã chỉ đạo các công ty thủy điện trực thuộc nghiêm túc chấp chỉ đạo của Bộ Công Thương, vận hành điều tiết nước theo lệnh và yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Loại bỏ lợi ích phát điện để xả nước duy trì dòng chảy cấp nước cho hạ du (thực tế có nhiều nhà máy thủy điện phải xin ra khỏi thị trường điện cạnh tranh). Tuy nhiên, vấn đề phối hợp điều tiết của các hồ thủy điện bậc thang trên cùng một lưu vực sông qua nhiều địa phương còn gặp khó khăn vì nhu cầu lượng nước, thời gian lấy nước ở mỗi địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cũng chưa tính toán được lưu lượng nước cần lấy để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

"Mọi người cứ nghĩ rằng hồ chứa thủy điện như cái kho nước lúc nào cũng đầy. Nhưng những năm gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết, hồ thủy điện cũng bị ảnh hưởng, cũng bị thiếu nước không thể đủ nước để điều tiết cho đến hết mùa khô. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải xây dựng được biểu đồ điều tiết nước vì nếu không làm tốt giữa mùa kiệt đã hết nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân" - ông An phân tích và đưa ra đề xuất.

Cũng theo ông An, khu vực miền trung du và đồng bằng Bắc bộ đã làm tốt công tác lấy nước như xây dựng được thời gian lấy nước thành 3 đợt, lưu lượng nước, đồng loạt xả nước, phối hợp truyền thông và quy định bắt buộc 12 tỉnh/thành phố phải lấy nước nên việc sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi.

Một vấn đề khác là trong mùa lũ, mặc dù các hồ thủy điện của EVN đã nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa đơn hồ/liên hồ và có ký quy chế phối hợp với nhiều cơ quan, ngành địa phương nhưng trong vận hành điều tiết vẫn còn khó khăn. Đơn cử như khi lũ về lúc nửa đêm, các thủy điện fax thông báo không có người nhận, liên lạc bằng điện thoại, bằng tin nhắn với lãnh đạo địa phương rất khó.

Trong công tác báo cáo cũng còn tồn tại những vấn đề lệ thuộc vào quy định hành chính một cách máy móc. Trong tình hình khẩn cấp, giám đốc đơn vị còn lo chỉ đạo, phòng chống tại hiện trường, nếu thực hiện theo đúng quy định sẽ phải gọi đến hàng chục người. Ông An cho rằng, chỉ nên quy định một đầu mối liên lạc tại địa phương, thậm chí chỉ cần điện thoại cho đầu mối một chuyên viên/thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở tỉnh.

Để làm tốt công tác quản lý vận hành hồ đập, ngoài những vấn đề nêu trên, ông An cũng đề nghị các chủ đập cần tăng cường đầu tư cho công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ; có quy định trách nhiệm cụ thể đối với các chủ hồ đập thủy điện trên cùng một lưu vực sông; tăng cường thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc điều tiết...

Cần hành lang thoát lũ

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Nguyễn Trọng Oánh - Tổng giám đốc Công ty DHD

Ông Nguyễn Trọng Oánh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) - cho biết, là công ty quản lý một số hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Những năm qua, đơn vị đã tăng cường phối hợp với địa phương làm rất tốt công tác vận hành quy trình liên hồ chứa, không để xảy ra sự cố bất thường nào. Không những thế, các hồ thuộc công ty quản lý, bên cạnh việc sản xuất điện đã thường xuyên cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vùng hạ lưu.

Ông Oánh đưa ra thực tế, lũ lụt không chỉ do xả lũ mà còn một phần lớn là do mưa nội đồng. Cách đây 10 năm, trời mưa khoảng 10 tiếng, nước mới lên mạnh và gây ra ngập lụt. Hiện tại, mưa chỉ khoảng 4 tiếng là hồ đã đầy. Trong khi quy định của nhà nước phải ban hành thông báo lũ và sơ tán người dân phải từ 24 - 36 tiếng trước khi xả lũ. Điều này là bất khả thi trong điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan.

Mặt khác, trong hệ thống qui phạm pháp luật, chưa có văn bản nào đề cập đến hành lang thoát lũ - hành lang này sẽ làm giảm thiệt hại cho người dân vùng hạ lưu. Do đó, nhà nước cần sớm đưa ra những qui định cụ thể, chi tiết về hành lang thoát lũ bao gồm cả các chế tài quản lý, hướng dẫn thực hiện, tránh xâm phạm. Bên cạnh đó, những qui định cụ thể về vận hành liên hồ và xả lũ khi nhiều thủy điện cùng báo đầy một lúc phải có qui định là hồ nào xả trước và đơn vị nào quyết định việc xả lũ.

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Tăng cường đầu tư hệ thống cảnh báo lũ cho người dân hạ du

Có cơ chế hỗ trợ cho các chủ hồ tham gia phòng chống lũ

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Nguyễn Văn Phương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Văn Phương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - đóng góp ý kiến, thời gian qua, Thừa Thiên Huế được đánh giá khá cao trong hoạt động vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy điện. Các hồ chứa đã tham gia làm chậm lũ và giảm đỉnh lũ trên sông Hương và sông Bồ. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, đáng kể nhất là hệ thống đê nội đồng ven sông Bồ, sông Hương, sông Đại Giang- Thiệu Hóa và nhiều sông khác có cao trình bờ thấp từ +0,3m đến dưới 1m. Các đoạn đê này lại quá cũ kỹ, xuống cấp… nên khi triều cường, xả lũ nước thấm vào thân đê. Ngoài ra khu vực hạ du, khẩu độ các cống qua đê ven phá nhỏ; các sông suối bị bồi lắng gây khó khăn cho việc thoát lũ; góp phần làm cho mực nước sông dâng cao và xuống chậm, gây ngập úng cục bộ.

Bên cạnh đó, phải kể đến hệ thống quan trắc các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn thưa. Hệ thống thông báo, cảnh báo lũ vùng hạ du của các hồ còn thiếu. Vì vậy, khi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành lệnh vận hành hồ chứa đến các huyện, thị xã, thành phố… mất rất nhiều thời gian. Chưa nói đến, các nhà máy chỉ lắp đặt một cụm còi tại đập chính nên khi xã lũ thông tin cảnh báo không đến được với rộng rãi người dân.

Để điều hành các hồ chứa nước thủy điện có hiệu quả, ông Phương kiến nghị: Trước hết, để hạn chế lãng phí, thất thoát tài nguyên nước, đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan quan tâm, tạo điều kiện, huy động nguồn điện ở các nhà máy thủy điện với giá hợp lý; có cơ chế hỗ trợ cho các chủ đập khi các chủ đập sử dụng phần dung tích của các hồ chứa để thực hiện phòng, chống lũ cho hạ du vì trên thực tế các hồ thủy điện đều nhỏ, khi đầu tư xây dựng chỉ phục vụ sản xuất điện chứ không làm chức năng hồ thủy lợi.

Các cơ quan chức năng liên quan cần chỉ đạo các chủ đập tiến hành kiểm định an toàn đập sớm hơn theo quy định là 10 năm; triển khai xây dựng các phương án ứng phó khẩn cấp hồ chứa khi có sự cố vỡ đập. Đồng thời điều chỉnh lại nội dung quy định thời điểm cho phép tích nước để đưa về mực nước dâng bình thường muộn hợn so với qui định hiện hành đối với những năm dự báo có mùa mưa kết thúc muộn.

Các bộ, ngành trung ương cần sớm triển khai dự án “vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) thực hiện. Bên cạnh những phương thức cảnh báo vận hành hồ chứa nước bằng loa phát thanh, còi, bảng điện tử…, cần áp dụng thêm các hình thức cảnh báo qua ứng dụng điện thoại di động, mạng xã hội.

Đối với các chủ hồ, ngay sau mỗi đợt lũ các chủ đập cần triển khai khảo sát hiện trạng ngập lụt, đánh vết lũ, nghiên cứu lập bản đồ vùng ngập lụt… để làm cơ sở điều chỉnh vận hành hồ chứa. Đầu tư khoa học, công nghệ đo đạc, truyền số liệu tự động, hợp tác với các đơn vị có năng lực để dự báo sớm, chính xác.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác quan trắc

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Hoàng Văn Bảy – Cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tiếp theo ý kiến của ông Hoàng Văn Bảy – Cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc, cần phải nghiên cứu việc xả lũ sẽ do chủ hồ quyết định hay địa phương được quyết định vận hành. Nếu cứ để mực nước về hồ thủy điện đầy đến khi lũ về sẽ không kịp xả lũ. Muốn đảm bảo an toàn phải dành một dung tích hồ nhất định cho lưu trữ nước khi lũ về. Nếu như có những hồ trước đây xây dựng không có dung tích trữ nước khi lũ về thì cần có phương án xem xét nhà nước phải hỗ trợ mua dung tích hồ để trữ nước. Và trách nhiệm của chủ hồ là phải bố trí khu vực tích nước dự trữ để cùng với địa phương thực hiện phương án xả lũ an toàn; ông Trần Quang Hoài - Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - đưa thông tin: Hiện nay, Ban chỉ đạo đang triển khai mô hình theo dõi dự báo lưu lượng dòng chảy cho hệ thống hồ thủy điện. Có một thực tế hiện nay là có những hồ không có bất kỳ một trạm quan trắc nào, tức là "mù" về dự báo, không hiểu chế độ dòng chảy về như thế nào trong lũ, gây nguy hiểm cho vùng hạ du cả về tính mạng và tài sản của người dân. Vì vậy, đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo phải có, bắt buộc phải lắp đặt và có trạm quan trắc kiên quyết có biện pháp xử lý với những dự án thủy điện không có trạm quan trắc. Ở Việt Nam hiện nay trung bình phải 3.000 km2 mới có 1 trạm quan trắc, trong khi ở Nhật Bản là 28 km2/ trạm quan trắc. Không chỉ quan trắc cho thượng lưu mà phải có hệ thống cảnh báo cho hạ du như các cột báo mực nước, biển báo mực nước nguy hiểm. Phải ứng dụng công nghệ tiên tiến về đo và dự báo mực nước lũ khi có cảnh báo lũ xảy ra.

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Trần Quang Hoài - Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai

Về vấn đề quan trắc tại thượng nguồn, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - thẳng thắn: Chưa có sự chỉ đạo chưa quyết liệt của liên Bộ: Công Thương và Tài nguyên & Môi trường trong việc lắp đặt quan trắc về thượng lưu. Như hồ thủy điện An Vương 113 km2/ trạm, Sông Bung 4.181 km2/ trạm; Đăk Mil 4.315 km2/ trạm, Sông Tranh 2.386 km2/ trạm; trong khi đó tại hồ Phú Ninh, dự án lắp đặt trạm quan trắc thời tiết do WB tài trợ chỉ 40km2 /trạm và dự báo sớm 36 tiếng. Bên cạnh đó, mới chỉ có qui định vận hành hồ chứa thủy điện cho đơn hồ, còn chưa có qui định cho vận hành liên hồ. Quy định về vận hành liên hồ còn chưa chi tiết. "Trong trường hợp lũ về 3 hồ cùng một lúc phải phân chia xả lũ thế nào để không ảnh hưởng đến hạ du?" - ông Thanh đặt câu hỏi.

Quản lý vận hành an toàn hồ chứa thủy điện: Cần nhất là cơ chế đồng bộ!
Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các địa phương, các ngành, nhưng không thể làm thay!"
Minh Tích - Vũ Lê - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động