Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: Nỗ lực giữ ổn định thị trường

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, sản xuất, kinh doanh. Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) ở Vĩnh Phúc đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, nhờ vậy, đã góp phần giữ cho thị trường trong năm 2020 ổn định, không xảy ra những biến động bất thường.

Tích cực đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Dù thời điểm sát Tết nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, song, do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng và có kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ cũng như các biện pháp bình ổn giá nên giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.

Bên cạnh đó, mạng lưới các điểm bán hàng được tổ chức tốt từ tỉnh xuống các huyện, xã, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, quầy lưu động… Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đã nghiêm túc thực hiện đúng các cam kết không để xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết, do đó đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Đặc biệt, Cục QLTT Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo các đội QLTT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn các huyện, thành phố. Trong đó, chú trọng kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động lớn đến kinh tế - xã hội, đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng như: thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm... Tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật tới nhân dân, thương nhân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn cùng tham gia đấu tranh với các hành vi vi phạm về buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: Nỗ lực giữ ổn định thị trường
Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra thị trường hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán 2021

Ông Lê Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Vĩnh Phúc - cho biết: Dù công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện khá tốt, tuy nhiên tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn diễn ra nhưng với mức độ, quy mô không lớn. Hàng hóa nhập lậu lưu thông trên địa bàn Vĩnh Phúc chủ yếu là quần áo, giày dép, đồ gia dụng, linh kiện điện tử, phụ kiện xe máy, xe đạp điện… Hàng hóa nhập lậu này thường được mua ở Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn đem về bán cho người tiêu dùng trong tỉnh hoặc các đối tượng vận chuyển các mặt hàng trên đi qua địa bàn tỉnh.

“Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn để đối phó, gây khó khăn cho lực lượng chức năng như: Xé lẻ hàng nhập lậu, vận chuyển bằng xe khách, xe tải nhỏ; cất dấu hàng hóa nhập lậu lẫn với hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, quay vòng hóa đơn, chứng từ để vận chuyển hàng nhập lậu; lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để bán hàng hóa nhập lậu,... Bên cạnh đó, các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường cao tốc nên việc kiểm tra, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn” - ông Lê Hùng cho hay.

Cũng theo ông Hùng, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất thường xử dụng nguồn nguyên liệu có giá thành, chất lượng thấp, trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc để sản xuất hàng hoá sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu để bán ra thị trường.

Cùng với đó, tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng với các hành vi vi phạm chủ yếu là hàng hóa không thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Không niêm yết giá hàng hóa và kinh doanh hàng hóa nhập lậu, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng.

Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: Nỗ lực giữ ổn định thị trường
Năm 2020, thị trường ở Vĩnh Phúc ổn định, không xảy ra những biến động bất thường

Đặc biệt, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã tiếp cận với thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng cáo hàng hoá, chào bán hàng qua mạng. Đây là phương thức phân phối hiện đại, ngày càng phổ biến. Do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng hình thức thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng,... Phổ biến là các mặt hàng: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, túi xách, giày dép, đồ điện tử... được giao bán trên các trang mạng xã hội, thiết bị di động,... gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện nơi kinh doanh, kho cất giấu hàng hoá của các đối tượng để xử lý.

Thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát năm 2020, lực lượng QLTT Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra 994 vụ (bằng 84% so với cùng kỳ năm trước) và xử lý 418 vụ (bằng 155,3% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, số vụ xử lý (theo quyết định tịch thu theo thẩm quyền của QLTT) là 382 vụ; số vụ xử lý (theo thẩm quyền của UBND các cấp) là 36 vụ. Với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 2,778 tỷ đồng (bằng 211,2% so với cùng kỳ). Trong đó, số tiền thu nộp ngân sách Trung ương là 1,597 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách địa phương là 1,180 tỷ đồng...

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ bùng phát dịch cao gây khan hiếm về thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch sẽ là cơ hội cho các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của lực lượng QLTT trong thời kỳ mới, xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong thời gian tới, Cục QLTT Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chức năng nhiệm vụ để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: Nỗ lực giữ ổn định thị trường
Kiểm tra các mặt hàng phòng dịch trên địa bàn

Đặc biệt tập trung, bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, tiếp tục việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm và vị thuốc y học cổ truyền; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14/3/2017 của Bộ Công Thương về tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh; Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 4/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng...

Bên cạnh đó, Cục QLTT Vĩnh Phúc xây dựng kịp thời các kế hoạch như: Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết; triển khai công tác thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt; triển khai công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với các đội QLTT; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết mà vẫn có hành vi vi phạm; tăng cường trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...

Hoàng Lan - Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Ngày 10/4, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp kiểm tra, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu.
Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc để xác minh, xử lý theo quy định.
Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Đ.T.Q bị xử phạt số tiền 17,5 triệu đồng, tịch thu tang vật là 15 chiếc động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, giá trị khoảng 45 triệu đồng.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào

Hai nước Việt Nam - Lào vừa ký Bản ghi nhớ hợp tác, tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Lào Cai: Bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lào Cai: Bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) vừa bắt giữ 470 kg lạp xưởng đông lạnh, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
Đồng Tháp: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang vi phạm ở shop Khánh Ly Boutique

Đồng Tháp: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang vi phạm ở shop Khánh Ly Boutique

Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa thu giữ 300 sản phẩm là quần áo vi phạm tại hộ kinh doanh Khánh Ly Boutique (xã An Phước, huyện Tân Hồng).
Thanh Hóa: Tạm giữ 27 sản phẩm trang sức vàng bạc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Thanh Hóa: Tạm giữ 27 sản phẩm trang sức vàng bạc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh vừa tạm giữ 27 sản phẩm trang sức vàng bạc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Cartier, Hermes, Chanel, Bvlgari, Louis vuitton.
Quản lý thị trường Bình Phước xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong quý I/2024

Quản lý thị trường Bình Phước xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra gần 360 vụ, xử lý hơn 270 vụ vi phạm, thu ngân sách 1 tỷ đồng.
Thái Nguyên: Phát hiện gần 400 sản phẩm gia dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thái Nguyên: Phát hiện gần 400 sản phẩm gia dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 8/4, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa phát hiện gần 400 sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động