Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế liên tiếp xử lý cửa hàng kinh doanh điện thoại nhập lậu
Quản lý thị trường Thứ ba, 17/05/2022 - 10:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua, bằng các biện pháp nghiệp vụ, theo dõi, xác minh thông tin từ cơ sở, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động trên địa bàn thành phố Huế. Qua đó, đã tạm giữ nhiều điện thoại có dấu hiệu nhập lậu, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
![]() |
Lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế kiểm tra các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại TP. Huế |
Cụ thể, ngày 12/5, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế) tiến hành kiểm tra đột xuất cùng thời điểm đối với 2 cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại địa chỉ số 2 Bà Triệu (phường Phú Hội, thành phố Huế) do ông Nguyễn Anh H. là người đại diện và tại địa chỉ số 44 Nguyễn Tri Phương (phường Phú Hội, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế) do ông Nguyễn Hữu A. là người đại diện.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện 2 cửa hàng đang kinh doanh 33 cái điện thoại di động do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Tổng trị giá hàng hóa tạm giữ hơn 160 triệu đồng.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 cửa hàng nói trên về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đồng thời, tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm và chuyển hồ sơ lên Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế để xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 21/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 42,5 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và tịch thu hàng hóa trị giá hơn 200 triệu đồng đối với cửa hàng kinh doanh điện thoại di động trên đường Trường Chinh, thành phố Huế.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, quản lý địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Một cơ sở kinh doanh LPG tại Kon Tum bị xử phạt gần 13 triệu đồng

Tái hiện dấu ấn 65 năm lực lượng Quản lý thị trường tại phòng trưng bày truyền thống

Quản lý thị trường Kiên Giang phát hiện 2,5 tấn phân bón giả

Quản lý thị trường Nghệ An xử lý hơn 1.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường chống hàng lậu, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Mở cửa Phòng trưng bày 65 năm truyền thống “Dấu ấn Quản lý thị trường”

Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh tổ chức tọa đàm kỷ niệm 65 năm thành lập

An Giang: Phát hiện xe ô tô tải vận chuyển thịt heo không rõ nguồn gốc

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tháng 6, khởi tố 16 vụ đối với 22 đối tượng

An Giang: Bắt quả tang xe tải vận chuyển lượng lớn hàng nghi nhập lậu

Thanh Hóa: Đảm bảo cung cầu hàng hoá, ổn định thị trường, giá cả

Cục Quản lý thị trường Gia Lai: Xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại

Loạn" thực phẩm chay

Tỉnh Quảng Ninh: Xử phạt 45 triệu đồng do kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu

Tạm giữ 4.300 sản phẩm phân bón không được lưu hành tại Việt Nam

Bình Dương: Xử phạt doanh nghiệp bán xăng dầu kém chất lượng gần 859 triệu đồng

Phát hiện gần 22.000 sản phẩm thuốc tân dược không rõ nguồn gốc tại Vĩnh Long

Long An: Chuyển công an vụ buôn bán phân bón giả

Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả

Buôn bán sữa tắm Tesori D’Oriente giả, nam thanh niên lĩnh án tù treo

Phạt 45 triệu đồng cơ sở kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa: Đẩy mạnh chống buôn lậu, hàng giả
