Quản lý thị trường Hà Nội: Tiên phong trong công tác chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2018, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Nhiều phương thức, thủ đoạn buôn lậu tinh vi

Tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội - ông Nguyễn Đắc Lộc - nhận định, trong năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô ổn định, chuyển biến tích cực, thị trường không có hiện tượng khan hiếm hàng hay tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường. Hàng hóa phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm an toàn thực phẩm vẫn diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

quan ly thi truong ha noi tien phong trong cong tac chong buon lau hang gia hang nhai

Qua theo dõi, lực lượng QLTT nhận định, hàng nhập lậu được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trong nội địa và Hà Nội với sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn, tuyến đường và phương tiện vận chuyển... để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Hàng nhập lậu được hợp thức hoá theo hình thức quay vòng chứng từ hoá đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; nhiều chủng loại mặt hàng có giá trị cao, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, cất giấu (như: điện thoại di động, máy tính bảng, thuốc lá điếu và rượu ngoại); các đối tượng thường chia nhỏ, vận chuyển thành nhiều đợt để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát.

Các đối tượng buôn lậu thay đổi phương thức vận chuyển: thay vì tập kết trên xe tải có trọng tải lớn như vài năm trước, hiện nay các đối tượng xé lẻ hàng hóa, vận chuyển bằng xe mô tô, xe khách, xe tải có trọng lượng nhẹ từ biên giới, các tỉnh giáp ranh với Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... đưa vào Hà Nội.

Các tuyến đường vận chuyển hàng nhập lậu chủ yếu: Tuyến đường bộ từ các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh về Hà Nội, từ các tỉnh miền Trung và phía Nam ra Hà Nội.

Đặc biệt, tuyến vận chuyển bằng đường thủy từ Hải Phòng về Hà Nội chiếm tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu lớn, thường do các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu. Các mặt hàng đa dạng, cơ bản là nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng... Do phương tiện vận chuyển bằng container, mở tờ khai từ Hải Phòng hoặc được chuyển tiếp kiểm hoá tại Hà Nội nên việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn hơn các tuyến vận chuyển khác (đòi hòi phải có thông tin chính xác và có sự phối hợp với lực lượng Hải quan).

Xử lý 8.699 vụ vi phạm trong năm 2018

Trước tình hình trên, Cục QLTT TP. Hà Nội đã chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND thành phố trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong năm 2018, Cục QLTT Hà Nội đã xây dựng hơn 121 văn bản, kế hoạch trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Theo đó, năm 2018, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra: 9.245 vụ; xử lý: 8.699 vụ (đạt 131% so với chỉ tiêu nghiệp vụ năm 2018); số vụ chuyển công an khởi tố: 14 vụ. Tổng số tiền xử lý: 125,279 tỷ đồng (đạt 199% so với chỉ tiêu nghiệp vụ năm 2018). Trong đó, phạt hành chính: 55,427 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu 25,311 tỷ đồng; trị giá hàng tiêu hủy, chuyển đổi mục đích hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm 44,541 tỷ đồng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm lớn như mặt hàng thuốc lá, xì gà nhập lậu, vi phạm về an toàn thực phẩm, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm trong kinh doanh rượu, mỹ phẩm, xăng dầu, giống cây trồng...

Trách nhiệm tiên phong

Cũng tại hội nghị, đại diện các đơn vị, phòng ban và đội QLTT trực thuộc Cục QLTT đã có nhiều ý kiến trong công tác thực thi nhiệm vụ, những khó khăn vướng mắc gặp phải như: về chính sách, văn bản xử lý, việc phối kết hợp và cả về nguồn lực nhân sự, địa điểm làm việc…

quan ly thi truong ha noi tien phong trong cong tac chong buon lau hang gia hang nhai
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh phát biểu tại hội nghị tổng kết

Trực tiếp lắng nghe những phản ánh, tâm, tư, nguyện vọng, đề xuất của các cán bộ công nhân viên chức của Cục, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT khẳng định: Tổng cục sẽ cố gắng hỗ trợ, cùng đơn vị giải quyết các vấn đề trong thời gian nhanh nhất có thể. Đồng thời mong muốn, thời gian tới, Cục QLTT Hà Nội tiếp tục phát huy những kết quả đã làm được và là đơn vị đi đầu, thử nghiệm những cách làm mới, hiệu quả… cho các đơn vị khác trong Tổng cục. Từ những thực tiễn thanh kiểm tra thực tế trên địa bàn mình, Cục có thể tham mưu cho các đơn vị liên quan để có sự điều chỉnh cho các đơn vị khác.

Ngoài việc là đầu tàu triển khai các kế hoạch công tác hoạt động, Cục QLTT Hà Nội cũng cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và địa phương để thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái trong và ngoài địa bàn; thanh kiểm tra định kỳ trong các lĩnh vực điểm nóng: mỹ phẩm, an toàn thực phẩm… và đặc biệt là thương mại điện tử.

Đối với việc phối hợp lực lượng trong nội bộ, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh: “Nếu trước kia, chi cục các tỉnh thường có ký kết quy chế phối hợp thì nay việc phối hợp phải là trách nhiệm. Các cục cần có sự chủ động, liên kết, kết nối thông tin, hỗ trợ các đơn vị trong cùng Tổng cục. Ví dụ như các vụ việc buôn lậu từ Bắc Giang - Bắc Ninh đến Hà Nội thì đây phải là trách nhiệm phối hợp của cả 3 nơi”.

Ngoài ra, Tổng cục trưởng cũng chia sẻ thêm về việc xây dựng chính sách trong năm 2019 sẽ được ưu tiên. Việc xây dựng hạ tầng pháp lý, các chế tài quy phạm pháp luật cho lực lượng QLTT là rất lớn, phức tạp, chồng chéo. Chính vì thế, Tổng cục QLTT và các đơn vị liên quan đã và đang tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa lại các nghị định, quy định của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực thực thi. Tổng cục cũng sẽ mời đại diện các cục tham gia vào việc thực hiện, góp ý chính sách để tránh việc khi đã ban hành rồi, các cán bộ thực thi mới nêu ra những khó khăn vướng mắc, không phù hợp thực tế.

Song song với đó là việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực thi trong ngành, và cũng cần đào tạo tư vấn luật pháp cho chính các doanh nghiệp để họ hiểu và thực thi đúng.

quan ly thi truong ha noi tien phong trong cong tac chong buon lau hang gia hang nhai
Phó cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Nguyễn Đắc Lộc phát biểu tại hội nghị

Về vấn đề truyền thông, Cục cũng cần phải có hoạt động, kế hoạch cụ thể: cập nhật thông tin chính xác, liên tục trên website đã được vận hành, thực hiện truyền thông xã hội cho cả người dân và doanh nghiệp để mọi người hiểu đúng, hiểu đủ tinh thần trách nhiệm việc làm của lực lượng QLTT; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai công việc phải được tiến hành nhanh chóng, tạo sự đột phá hiệu quả trong chỉ đạo điều hành thực thi.

quan ly thi truong ha noi tien phong trong cong tac chong buon lau hang gia hang nhai
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT trao Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2018 của Cục QLTT Hà Nội

Vấn đề tổ chức cán bộ, do sự thay đổi mô hình tổ chức, nâng từ Chi cục thành Cục, việc giao quyền, bổ nhiệm hiện giờ vẫn cần thời gian theo đúng quy trình công tác cán bộ. Khi có hướng dẫn chỉ đạo trong công tác bổ nhiệm, Cục QLTT cần làm theo đúng quy trình của Bộ và phối hợp chặt chẽ với địa phương.

Ngay tại hội nghị, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh đã công bố email công vụ cho toàn bộ gần 600 cán bộ công nhân viên chức hiện tại của Cục QLTT để công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Thu Hà - Nhật Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Bổ nhiệm loạt lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường

Hậu Giang: Bổ nhiệm loạt lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường

Chiến dịch

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt