Quản lý thị trường Hà Nội: Tập trung kiểm soát kinh doanh trên mạng trong dịp Tết

Tết Nguyên đán 2021 sắp đến gần, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân cũng tăng cao. Vì vậy, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội tiếp tục thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong đó, đặc biệt chú ý đến hình thức kinh doanh trên mạng xã hội trong dịp mua sắm cuối năm.
Hà Nội: Phát hiện liên tiếp nhiều điểm tập kết bánh trung thu nhập lậu QLTT Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, phòng chống dịch Covid-19 Xử phạt hơn 71 triệu đồng một cơ sở kinh doanh hàng nhái tại phố cổ Hà Nội

Xử lý trên 5.000 vụ vi phạm

Được sự chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389/TP Hà Nội, trong năm 2020, tập thể lãnh đạo Cục QLTT Hà Nội đã tập trung chỉ đạo sâu sát và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực công tác. Theo đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường thường xuyên liên tục, đồng thời đã chấn chỉnh và xử lý nghiêm, kịp thời các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật.

3621-ha-noi-qltt-phu-tung

Tính đến đầu tháng 12/2020, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra 5.431 vụ và số vụ xử lý là 5.113 vụ, với số tiền xử phạt trên 31 tỷ đồng

Tuy nhiên, hiện tượng buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn vẫn diễn ra, với phương thức, thủ đoạn khá tinh vi.

Đại diện Cục QLTT Hà Nội cho biết, hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trong nội địa Hà Nội. Các đối tượng buôn lậu thường chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa thành nhiều đợt để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT.

Không chỉ hàng lậu mà ngay cả hàng giả, trước đây chỉ được sản xuất từ nước ngoài rồi đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ, thì hiện nay một số cơ sở trong nước đã mua các loại nguyên, phụ liệu giá rẻ, không rõ chất lượng, nguồn gốc và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu, sau đó tổ chức sản xuất, đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, pha trộn, dán nhãn và cung cấp ra thị trường. Thậm chí, các đối tượng vi phạm thường thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự cấu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao để đối phó với các cơ quan chức năng...

Ngoài ra, lợi dụng chính sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các đối tượng kinh doanh đã đặt mua hàng kém chất lượng sản xuất từ nước ngoài và giả xuất xứ của Việt Nam để đưa về Việt Nam tiêu thụ.

1506-qltt-kiym-tra

Đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát, các đơn vị chức năng siết chặt quản lý biên giới, cửa khẩu nên hàng lậu, hàng cấm, hàng giả đưa vào nội địa giảm dẫn đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trang thiết bị y tế và hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch. Điển hình tháng 3/2020, Đội QLTT số 1 phối hợp với phòng PC03 - Công an Thành phố phát hiện Công ty Đức Anh đóng gói hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ y tế mua trôi nổi trên thị trường, dán nhãn một số công ty có thương hiệu để bán ra thị trường.

Tính đến đầu tháng 12/2020, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra 5.431 vụ và số vụ xử lý là 5.113 vụ, với số tiền xử phạt trên 31 tỷ đồng.

Riêng với Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đến hết năm 2020, Cục QLTT Hà Nội xác định nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thực hiện thường xuyên, liên tục. Cục thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, phiếu giao việc cho các đội QLTT trực thuộc triển khai, thực hiện thẩm tra, xác minh, kiểm tra các hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả mạo, xâm phạm quyền SHTT theo từng thời kỳ, lĩnh vực và cả công việc cụ thể.

Kịp thời nhận diện các vấn đề nổi cộm

Mặc dù đạt kết quả nhất định, song theo đại diện Cục QLTT Hà Nội, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, như một số đội QLTT chưa coi trọng công tác nắm bắt thông tin, tình hình thị trường. Bên cạnh đó, sự phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các đội QLTT với các lực lượng chức năng trên các tuyến giao thông, địa bàn giáp ranh các tỉnh còn hạn chế. Hay việc thông tin, dự báo về hàng giả, hàng vi phạm SHTT còn yếu, hay khâu xử lý các vụ việc phức tạp còn chưa quyết liệt, một số tuyến phố vẫn còn để xảy ra tình trạng bày bán, kinh doanh hàng giả...

Nhận diện tình hình kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên mạng internet ngày càng gia tăng, cùng với đó là dịch vụ chuyển phát nhanh phát triển rầm rộ, Cục QLTT Hà Nội thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm Kế hoạch 17/KH-TCQLTT của Tổng cục QLTT về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong đó lưu ý các ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý và các mặt hàng thiết yếu trong công tác phòng dịch Covid-19, đặc biệt là các hình thức kinh doanh trên mạng xã hội trong dịp mua sắm cuối năm.

Nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn. Chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” - đại diện Cục QLTT Hà Nội cho hay.

Đặc biệt, tiếp tục coi trọng công tác xây dựng lực lượng QLTT trong sạch, vững mạnh, không tham nhũng, tiêu cực. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết mà vẫn có hành vi vi phạm.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Ngày 10/4, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp kiểm tra, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu.
Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc để xác minh, xử lý theo quy định.
Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Đ.T.Q bị xử phạt số tiền 17,5 triệu đồng, tịch thu tang vật là 15 chiếc động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, giá trị khoảng 45 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động