Thứ hai 28/04/2025 13:40

Quản lý thị trường Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở sản xuất hơn 2.000 lít mật ong giả

Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt quả tang cơ sở sản xuất hơn 2.000 lít mật ong giả tại thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức.

Cụ thể, chiều ngày 10/6, Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma tuý, Công an huyện Hoài Đức bất ngờ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất mật ong hoa nhãn tại thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức do ông Phan Văn Quyết sinh năm 1972 làm chủ.

Toàn bộ hơn 2.000 lít mật ong giả này được sản xuất từ đường và nước cốt mạch nha

Cơ sở này hoạt động không có biển hiệu, không có địa chỉ rõ ràng.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường bắt quả tang cơ sở đang sản xuất mật ong từ đường, nha và nước cốt mạch nha pha theo tỷ lệ. Chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ về đăng ký kinh doanhcũng như hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của nguyên liệu, hàng hoá tại cơ sở.

Kiểm đếm thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận hơn 2.000 lít mật ong Hương Nhãn đã được đóng gói thành phẩm. Trên nhãn hàng hoá ghi công dụng là bồi bổ cơ thể chống quá trình lão hoá cho hệ tiêu hoá và tuần hoàn. Dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Tuy sản xuất tại thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức nhưng trên nhãn mỗi chai mật ong lại ghi nơi sản là xã Ông Đình, Khoái Châu, Hưng Yên.

Lực lượng chức năng cho biết, với mỗi thùng nha 70kg sẽ cho ra lò khoảng 45 lít mật ong. Một chai mật ong 1 lít được cơ sở bán ra với giá 99.000 đồng. Chủ cơ sở khai nhận, tất cả sản phẩm mật ong ở đây được bán trên nền tảng thương mại điện tử facebook.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm đếm

Hiện lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đang tiến hành các thủ tục tạm giữ hàng hoá để tiếp tục xác minh, làm rõ các dấu hiệu vi phạm.

Việc các sản phẩm nông sản, đặc sản vùng miền như mật ong, sâm Ngọc Linh, nhung hươu… được quảng cáo và bán trên các nền tảng trực tuyến như facebook, zalo… ngày càng nở rộ. Hầu hết người tiêu dùng mua hàng đều theo cảm tính, hoặc do tính tiện lợi… Nhưng các loại hàng hóa này không được kiểm chứng về nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì thế, người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng. Bởi đây là các loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tác hại về lâu dài – lực lượng chức năng khuyến cáo.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu