Quản lý thị trường cả nước xử lý trên 30.000 vụ vi phạm trong 7 tháng năm 2024

7 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước phát hiện, xử lý 30.070 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 338 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 124 tỷ đồng.
Vạch trần chiêu trò ''đánh tráo khái niệm'' của Việt Tân khi xuyên tạc về quản lý thị trường vàng Hà Nội: 6 tiếng "phục kích" cơ sở bán màn hình ô tô, camera hành trình không nguồn gốc trên Shopee

Xử lý trên 30.000 vụ vi phạm trong 7 tháng

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Cùng đó, phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng và việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, đặc biệt là đối với mặt hàng vàng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Quản lý thị trường cả nước xử lý trên 30.000 vụ vi phạm trong 7 tháng năm 2024
Lũy kế 7 tháng năm 2024, từ 15/12/2023 đến ngày 14/7/2024, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 30.070 vụ vi phạm. Ảnh: DMS

Đi cùng với nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong 7 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước cũng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của các đối tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Đặc biệt, trước tình hình thị trường vàng diễn biến phức tạp, thực hiện Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Chính phủ về các giải pháp Quản lý thị trường vàng và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu mặt hàng vàng. Theo đó, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng...

Theo báo cáo nhanh của lực lượng Quản lý thị trường cả nước, từ ngày 15/6/2024 đến ngày 14/7/2024, lực lượng đã phát hiện, xử lý 3.937 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách Nhà nước trên 39 tỷ đồng.

Lũy kế 7 tháng năm 2024, từ 15/12/2023 đến ngày 14/7/2024, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 30.070 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 338 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu 124 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy 159 tỷ đồng.

Quản lý thị trường cả nước xử lý trên 30.000 vụ vi phạm trong 7 tháng năm 2024
Dự báo tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa

Dự báo tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm vẫn diễn biến phức tạp, do vậy, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các mặt hàng trọng tâm, các địa bàn trọng điểm...

Cùng đó, chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách, kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn, xử lý.

Song song đó, lực lượng Quản lý thị trường cũng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng: Công an, Hải quan, Thuế, Bộ đội biên phòng, Thanh tra chuyên ngành trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống hàng giả trên thương mại điện tử tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, trong những tháng cuối năm, chống hàng giả trên thương mại điện tử tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên truyền và phổ biến các sản phẩm cấm, có cả những sản phẩm xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia... Đáng chú ý, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.

Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên thương mại điện tử, tính đến hết năm 2021, Bộ Công Thương (nòng cốt là Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) đã thực hiện kiểm tra gần 3.000 vụ việc, xử phạt trên 20 tỷ đồng. Năm 2022, thực hiện thanh tra, kiểm tra 784 vụ, xử lý 449 vụ, phạt tiền gần 6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 11,5 tỷ đồng, chuyển hồ sơ 2 vụ sang cơ quan Cảnh sát điều tra liên quan đến những hành vi vi phạm về thương mại điện tử. Trong năm 2023, kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng.

Quản lý thị trường cả nước xử lý trên 30.000 vụ vi phạm trong 7 tháng năm 2024
Trong những tháng cuối năm, chống hàng giả trên thương mại điện tử tiếp tục là một trong những nhiệm trọng tâm, hàng đầu của lực lượng Quản lý thị trường. Ảnh: DMS

Chung quan điểm, ông Đỗ Hồng Trung - Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử có chiều hướng gia tăng, phức tạp. Chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống là vấn đề nan giải - là vấn nạn mà các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng, các địa phương tích cực tập trung nhiều giải quyết phòng, chống.

Ông Phạm Đức Thắng, Giám đốc Công ty Luật Thắng Phạm và cộng sự (đại diện nhãn hiệu Hermes) khẳng định, Hermes không bán hàng qua các sàn thương mại điện tử. Hàng năm, Hermes phải chịu nhiều chi phí trong việc điều tra, phối hợp với các cơ quan thực thi để đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thị trường Việt Nam. Trung bình, mỗi năm Hermes phối hợp với các lực lượng Hải quan, Quản lý thị trường, Công an xử lý khoảng 900 vụ vi phạm.

Đưa ra giải pháp ngăn chặn xử lý vi phạm trên thương mại điện tử, ông Phan Minh Nhật - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) cho rằng, cần thiết lập bộ lọc, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm, điều tra xử lý các đối tượng vi phạm trọng điểm. Đặc biệt, giải pháp căn cơ nhất là định danh người bán qua thương mại điện tử.

Tương tự, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đồng tình, yêu cầu định danh người bán là cần thiết và nên thực hiện sớm. Theo đó, định danh trên cơ sở số điện thoại của người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là cần thiết, bởi hiện nay vẫn còn tình trạng sử dụng tài khoản ảo, số điện thoại ảo, số ngân hàng ảo… Do đó, việc điều tra, xử lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện quản lý được cần có sự phối hợp của các lực lượng chức năng, doanh nghiệp và cả người dân.

Về giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng cần xem xét bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi, lưu chứa, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử; xây dựng trung tâm giám định, kiểm nghiệm vùng để đảm bảo việc điều tra, kiểm tra xử lý được kịp thời. Đồng thời, tuyên truyền về cách thức nhận biết hàng giả, hàng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích nhân dân tố cáo, tố giác tội phạm, đồng hành với cơ quan quản lý trong công tác chống hàng giả.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Xử lý 477 vụ vi phạm trong 8 tháng năm 2024, nộp ngân sách nhà nước trên 5,6 tỷ đồng

Bắc Giang: Xử lý 477 vụ vi phạm trong 8 tháng năm 2024, nộp ngân sách nhà nước trên 5,6 tỷ đồng

8 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng xử lý 477 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 5,6 tỷ đồng
Lạng Sơn: Xử phạt một cá nhân kinh doanh gần 150 máy tính bảng, điện thoại di động nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt một cá nhân kinh doanh gần 150 máy tính bảng, điện thoại di động nhập lậu

Ông Nguyễn Đình Hiền (thôn Đồi Chè) vừa bị Quản lý thị trường Lạng Sơn xử phạt 35 triệu đồng, buộc tiêu hủy 147 chiếc máy tính bảng, điện thoại di động nhập lậu
Lạng Sơn: Xử phạt chủ phương tiện vận chuyển hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt chủ phương tiện vận chuyển hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu

Ngày 9/9, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thông tin về việc xử phạt 10 triệu đồng một chủ hàng vận chuyển hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu.
TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện thuốc CETUROXIM 500mg bị làm giả

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện thuốc CETUROXIM 500mg bị làm giả

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản thông báo về hàng hóa nghi ngờ giả thuốc CETUROXIM 500mg của VIDIPHA sản xuất.
Quản lý thị trường: Siết chặt kiểm tra, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá trong bão

Quản lý thị trường: Siết chặt kiểm tra, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá trong bão

Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường lực lượng kiểm tra, rà soát thị trường, tuyệt đối không để có tình trạng găm hàng, tăng giá trong cơn bão số 3

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Thanh Hoá đẩy mạnh giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Quản lý thị trường Thanh Hoá đẩy mạnh giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác giám sát trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Quảng Trị: Tuyên tuyền an toàn thực phẩm trong trường học

Quảng Trị: Tuyên tuyền an toàn thực phẩm trong trường học

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các cổng trường ngay những ngày đầu năm học mới.
Đắk Lắk: Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu

Đắk Lắk: Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 2273/QĐ-UBND về việc thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2024.
Bến Tre: Xử phạt hộ kinh doanh Ngô Kim Ngân bán hàng online không hoá đơn chứng từ

Bến Tre: Xử phạt hộ kinh doanh Ngô Kim Ngân bán hàng online không hoá đơn chứng từ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử phạt hơn 62 triệu đồng với hộ kinh doanh Ngô Kim Ngân vì buôn bán hàng dệt may, mỹ phẩm không hoá đơn, chứng từ.
Xử phạt hành chính cơ sở sản xuất bánh trung thu Hương Lập

Xử phạt hành chính cơ sở sản xuất bánh trung thu Hương Lập

Cơ sở sản xuất bánh trung thu Hương Lập bị xử phạt hành chính ngay sau khi Báo Công Thương có bài phản ánh về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại đây.
Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hằng bán hàng nhập lậu trên thương mại điện tử

Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hằng bán hàng nhập lậu trên thương mại điện tử

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hằng vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu xử phạt về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu trên Facebook có tên Tuấn Hằng.
Quảng Trị: Phát hiện nhiều bánh trung thu, đồ chơi trẻ em nhập lậu

Quảng Trị: Phát hiện nhiều bánh trung thu, đồ chơi trẻ em nhập lậu

Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị phát hiện nhiều bánh trung thu, đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất không hoá đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum báo cáo gì vụ khám phương tiện vận tải 47H-004.50?

Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum báo cáo gì vụ khám phương tiện vận tải 47H-004.50?

Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum đã có báo cáo các nội dung liên quan đến quy trình thực hiện khám phương tiện xe ô tô biển kiểm soát 47H-004.50.
Hà Nội: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh và buộc tiêu hủy 380 chiếc bánh trung thu nhập lậu

Hà Nội: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh và buộc tiêu hủy 380 chiếc bánh trung thu nhập lậu

Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa xử phạt chủ cơ sở kinh doanh và buộc tiêu hủy 380 chiếc bánh trung thu nhập lậu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Vĩnh Phúc: Khởi tố vụ án hình sự sản xuất hàng giả là mật ong tại Công ty TNHH Ong Hòa Bình

Vĩnh Phúc: Khởi tố vụ án hình sự sản xuất hàng giả là mật ong tại Công ty TNHH Ong Hòa Bình

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc khởi tố vụ án hình sự sản xuất hàng giả là thực phẩm (mật ong) xảy ra tại Công ty TNHH Ong Hòa Bình.
Ninh Bình: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh và buộc tiêu hủy 288 bánh trung thu nhập lậu

Ninh Bình: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh và buộc tiêu hủy 288 bánh trung thu nhập lậu

Ngày 4/9, Cục Quản lý thị trường Ninh Bình xử phạt chủ cửa hàng kinh doanh Lương Vui (huyện Kim Sơn) và buộc tiêu hủy 288 bánh trung thu nhập lậu.
Quảng Trị: Kiên quyết xử lý tình trạng đường cát nhập lậu

Quảng Trị: Kiên quyết xử lý tình trạng đường cát nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý tình trạng đường cát nhập lậu.
TP. Hồ Chí Minh: Điểm danh loạt cửa hàng kinh doanh vàng vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Điểm danh loạt cửa hàng kinh doanh vàng vi phạm

Trong tháng 7 và tháng 8, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc.
Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Nhiều hàng hóa hàng hóa giả mạo nhãn hiệu như yên xe, dây ống dẫn xăng, ốp mặt nạ, ổ khóa điện… vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện, thu giữ
Lào Cai: Phát hiện, xử lý 30 bình khí cười N2O không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lào Cai: Phát hiện, xử lý 30 bình khí cười N2O không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng An ninh kinh tế Công an tỉnh Lào Cai phối hợp lực lượng Quản lý thị trường nắm thông tin, phát hiện, xử lý cá nhân kinh doanh 30 bình khí cười N2O...
Vi phạm về kinh doanh khí, Dầu khí Hoàng Đông bị phạt 186 triệu đồng

Vi phạm về kinh doanh khí, Dầu khí Hoàng Đông bị phạt 186 triệu đồng

Ngày 31/8, Cục Quản lý thị trường Trà Vinh có quyết định xử phạt 186 triệu đồng đối với Dầu khí Hoàng Đông vi phạm quy định về kinh doanh khí.
Phú Thọ: Kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hợp quy các mặt hàng bánh Trung thu

Phú Thọ: Kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hợp quy các mặt hàng bánh Trung thu

Trước nhu cầu tiêu thụ bánh Trung thu tăng cao, lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Lai Châu: Xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu tại chợ Đoàn Kết

Lai Châu: Xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu tại chợ Đoàn Kết

Cục Quản lý thị trường Lai Châu thông tin về việc phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm chủ hàng kinh doanh thực phẩm nhập lậu tại chợ Đoàn Kết.
Hải Dương: Thu giữ gần 1.200 bánh trung thu nhập lậu tại cửa hàng Long Xoan 2

Hải Dương: Thu giữ gần 1.200 bánh trung thu nhập lậu tại cửa hàng Long Xoan 2

Cục Quản lý thị trường Hải Dương vừa thu giữ gần 1.200 bánh trung thu nhập lậu tại cửa hàng kinh doanh Long Xoan 2 trên đường Mai Hắc Đế, phường Cẩm Thượng.
Kiên Giang: Bán hàng giả thương hiệu, Mắt kính BV Điện Biên Phủ và Mắt kính Sài Gòn bị xử phạt

Kiên Giang: Bán hàng giả thương hiệu, Mắt kính BV Điện Biên Phủ và Mắt kính Sài Gòn bị xử phạt

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang vừa xử phạt 2 cửa hàng kính mắt trên địa bàn huyện Kiên Lương vì trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động