Quản lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng: 5 giải pháp trọng tâm
Năng lượng 14/01/2021 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
LPG được đánh giá là một trong những ngành hàng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh và mất an toàn, ông có thể chia sẻ rõ hơn về thực trạng này?
![]() |
Hiện các quy định của hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện đã phần nào bảo đảm tính răn đe và mang tính khả thi trong xử lý, góp phần làm giảm thiểu các hành vi vi phạm trong hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, sang chiết LPG.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các tổ chức, cá nhân kinh doanh LPG cạnh tranh không lành mạnh bằng cách chiếm giữ, trao đổi, mua bán các loại chai LPG không thuộc quyền sở hữu gây mất ổn định thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính. Hành vi này trước hết ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, chất lượng của các bình gas bị chiếm dụng khi đã bị cắt tay sách mài vỏ không an toàn, nguy cơ cháy nổ cao.
Các đối tượng san chiết gas trái phép ngày càng sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Một số cửa hàng kinh doanh LPG không đảm bảo các yêu cầu tối thiểu theo quy định thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hình thức bốc xếp, bảo quản chai gas LPG; tận dụng nhà ở làm nơi kinh doanh, không có hệ thống kho dự trữ riêng biệt, kinh doanh gas chung với nhiều mặt hàng khác... Mặt khác, việc đăng ký thông tin hệ thống phân phối với Sở Công Thương của các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng không thực hiện đầy đủ nên khó khăn trong việc theo dõi, quản lý và là một trong những nguyên nhân gây ra việc cạnh tranh không lành mạnh.
Tính từ đầu năm đến giữa tháng 12/2020, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành 4.805 lượt kiểm tra, phát hiện 1.786 vụ việc vi phạm trong kinh doanh LPG, tịch thu 3.225 chai LPG, LPG chai các loại, 1.395 chai LPG mini. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên là 3.548.296.000 triệu đồng; trị giá hàng hóa vi phạm 450.309.000 đồng.
Xin ông cho biết về những giải pháp mà Tổng cục Quản lý thị trường sẽ thực hiện để tiếp tục minh bạch hóa thị trường khí hóa lỏng? Vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động này được thể hiện ra sao?
Trước tình hình nói trên, trong thời gian tới Tổng cục Quản lý thị trường sẽ thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp.
Thứ nhất, quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương và cấp ủy và chính quyền địa phương về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nói chung, đặc biệt tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-BCT của Bộ Công Thương và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí tại Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.
Thứ hai, tăng cường theo dõi diễn biến thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát và đặc biệt là tham mưu, đề xuất xử lý các vụ việc nổi cộm, phức tạp trong kinh doanh LPG.
Thứ ba, chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ban, ngành tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng khác nhằm xử lý kịp thời những hành vi vi phạm; kiên quyết xóa bỏ tình trạng sang chiết gas trái phép, gây mất an toàn phòng, chống cháy nổ.
Thứ năm, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, ký cam kết cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh LPG.
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, doanh nghiệp cũng cần đồng hành với các cơ quan chức năng trong các vấn đề như: Tích cực tham gia các chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật; nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; phát hiện, phản ánh, tố giác kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh LPG; áp dụng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử công khai có các thông tin về LPG... nhằm kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng cháy nổ mất an toàn trong sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân cũng như tạo sự minh bạch cho cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Huyện Thường tín, Phú Xuyên: Chưa phát sinh sự cố về điện trong buổi thi đầu tiên vào lớp 10

Hà Nội: Đảm bảo cung cấp điện thông suốt tại các điểm thi vào lớp 10

Nhận diện 9 thiết bị âm thầm ngốn điện không ngờ tới

Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm?

Sản xuất và cung ứng điện ở miền Bắc: Nhiều tín hiệu khả quan
Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Trần Đình Thiên: Thiếu điện, vai trò "tổng quản" siêu ủy ban ở đâu?

EVNHANOI đảm bảo cấp điện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Từ 13/6, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 sẽ có thêm 7 triệu kWh cho lưới điện miền Bắc

Hồ thủy điện ngày 10/6: Lưu lượng nước về tăng so với ngày 9/6 nhưng vẫn thấp

Điện lực Hà Tĩnh “đi từng ngõ, gõ từng nhà” kêu gọi tiết kiệm điện

Nhân viên điện lực Nghệ An phát loa trong đêm, kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Lịch cắt điện Đà Nẵng hôm nay 10/6, cập nhật lịch cắt điện 11/6 và 12/6

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 10/6: Bất ngờ "không có thông tin ngừng cấp điện"

NMNĐ Thái Bình 2 nỗ lực sản xuất, góp phần bù lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc

1.000 MW nguồn điện được khôi phục, miền Bắc giảm cắt điện

Giải bài toán thiếu điện: Cách nào?

Những “thảm họa” mất điện trên thế giới và “cơn khát” điện hiện nay

Cách sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong hộ gia đình

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu người dân, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đồng lòng tiết kiệm điện

Cận cảnh hồ thủy điện Bản Vẽ lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn kỷ lục, tiệm cận mực nước chết

Ba vấn đề cho phát triển hydro xanh tại Việt Nam

Vận hành linh hoạt các nhà máy thủy điện trong bối cảnh hồ thủy điện thiếu nước nghiêm trọng

Đại biểu Quốc hội nói gì về câu chuyện tiết giảm điện và giá điện?

Điện miền Bắc gặp khó khăn vì hạn hán, sông Đà cạn nước
