Quản lý dịch vụ truyền hình, nội dung số: Cần xây dựng khung pháp lý linh hoạt

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp cùng Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình và dịch vụ nội dung số - Kinh nghiệm quốc tế và góp ý cho xây dựng pháp luật đối với Việt Nam”, trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam.  

Hội thảo có sự tham gia của đại diện của các cơ quan bộ ngành liên quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, các hiệp hội, chuyên gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước và các cơ quan thông tấn báo chí.

Rộng mở thị trường VOD

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Đức Sảo - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội truyền thông số Việt Nam nhấn mạnh, ngành truyền hình và giải trí là cấu phần quan trọng công nghiệp nội dung số, đồng thời cũng là ngành chứng kiến tiến trình chuyển đổi số mạnh mẽ, nhanh chóng nhất hiện nay.

Mục tiêu của hội thảo nhằm tìm hiểu và trao đổi những kinh nghiệm về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và nội dung số, đồng thời lắng nghe một số ý kiến góp ý, đề xuất từ phía các hiện hội trong nước và quốc tế nhằm góp phần hỗ trợ chính phủ xây dựng các chính sách và văn bản pháp luật thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nhà nước hiệu quả.

quan ly dich vu truyen hinh noi dung so can xay dung khung phap ly linh hoat

Tại hội thảo, ông Konstantin Matthies, Chuyên gia kinh tế của Alpha Beta - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và tư vấn chiến lược kinh tế hàng đầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chia sẻ kết quả một nghiên cứu về tác động kinh tế của dịch vụ video theo yêu cầu (VOD) tại Châu Á. Theo báo cáo này, các dịch vụ VOD dự báo sẽ được đầu tư lên đến 10,1 tỷ USD tại châu Á vào năm 2022, tăng 3,7 lần so với mức chi trong năm 2017, mang lại tác động kinh tế gộp lớn gấp 3 lần giá trị đầu tư này.

Đối với thị trường Việt Nam, VOD mang đến nhiều lợi ích bên cạnh đầu tư vào nội dung, hỗ trợ trực tiếp cho Chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, giúp Việt Nam hội nhập quốc tế, thuộc top đầu về điện ảnh ở Đông Nam Á vào năm 2020 và ở châu Á vào năm 2030. Nếu kết hợp những lợi thế vốn có, tạo điều kiện khuyến khích sản xuất và môi trường hỗ trợ, Việt Nam có thể hướng tới trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực.

Tuy nhiên, ông Konstantin Matthies cho rằng, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình hiện đang trong quá trình hoàn thiện với mục đích nhằm giải quyết những lo ngại của chính phủ Việt Nam đối với các nội dung trực tuyến, song dự thảo này cũng có thể tạo ra rủi ro là triệt tiêu các lợi ích mà VOD mang lại.

Đơn cử như quy định đảm bảo tỷ lệ số lượng chương trình trong nước trong tổng số chương trình cung cấp trên dịch vụ theo yêu cầu trên mạng Internet không thấp hơn 30% sẽ làm giảm chất lượng của các chương trình này. Hay quy định bắt buộc cấp phép thông qua việc yêu cầu thành lập cơ sở tại địa phương hoặc liên doanh sẽ tạo ra rào cản gia nhập thị trường, tăng chi phí và rủi ro đầu tư, đồng thời mang tính phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Cần tạo điều kiện thuận lợi

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), Hội Truyền thông số Việt Nam, cũng bày tỏ quan điểm công nghiệp nội dung số, gồm game và nhóm dịch vụ giải trí số (mà VOD là cấu phần quan trọng) có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, giữa dịch vụ số cung cấp qua hình thức OTT (giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet, trong đó bao gồm VOD), có sự khác biệt căn bản với dịch vụ phát thanh truyền hình truyền thống, do đó yêu cầu và cách thức quản lý nhà nước đối với các nhóm OTT nên có sự khác biệt.

Trên cơ sở đó, cần xây dựng một khung pháp lý linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Chính phủ nên xem xét và quản lý loại hình dịch vụ VOD nói riêng và OTT nói chung dưới một khung pháp lý mới, thay vì gộp chung với việc quản lý dịch vụ phát thanh truyền hình truyền thống như trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP- ông Nguyễn Quang Đồng bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, việc sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP hiện nay vẫn nên giữ phạm vi điều chỉnh như cũ, tức là tập trung cho nhóm dịch vụ phát thanh truyền hình truyền thống, và theo hướng giảm các quy định quá chặt chẽ đã không còn phù hợp, ví dụ, về nội dung quảng bá, hay yêu cầu biên phiên dịch nội dung để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này. Đồng thời, Chính phủ nên nghiên cứu xây dựng nghị định mới cho các dịch vụ OTT nói chung.

“Bộ Thông tin và Truyền thông là một trong 3 Bộ nêu ý kiến với Chính phủ nên xây dựng một khung pháp lý mới để quản lý “Grab” và taxi công nghệ. Vì vậy, quản lý đối với nhóm dịch vụ OTT mang nhiều dáng dấp “Uber, Grab” của ngành giải trí, một cách tiếp cận mới và tiến bộ như vậy cũng là hướng đi hoàn toàn hợp lý” - ông Nguyễn Quang Đồng nói.

Trước vấn đề này, ông Vũ Tú Thành - đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN tại Việt Nam và Hiệp hội Truyền hình đa kênh Châu Á (AVIA) chia sẻ thêm, hiện nay chưa có Chính phủ của một quốc gia nào trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương áp đặt tỷ lệ bắt buộc đối với nội dung trong nước lên các dịch vụ OTT (ngoại trừ Trung Quốc). Tỷ lệ bắt buộc đối với nội dung trong nước sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc thực thi và nhiều vướng mắc cho các dịch vụ OTT trong việc tuân thủ.

Việc áp dụng tỷ lệ bắt buộc này có thể khiến cho nhiều dich vụ buộc phải giảm thiểu số lượng chương trình hoặc đưa những nội dung chất lượng thấp vào vận hành. Bên cạnh đó, ngoại trừ Trung Quốc, không có một quốc gia nào khác trên thế giới áp dụng hạn chế về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các dịch vụ nội dung VOD do việc này sẽ tạo ra sự phân biệt trong việc quản lý các dịch vụ trong và ngoài nước.

Trong buổi hội thảo, một số kinh nghiệm quản lý các dịch vụ OTT theo định hướng “cơ chế gọn nhẹ” tại Hồng Kông, Nhật Bản, New Zealand cũng đã được giới thiệu. Chính sách quản lý này được đưa ra như một khuyến nghị góp ý với Chính phủ Việt Nam, phối hợp cùng bộ quy tắc ngành để vừa có thể quản lý hiệu quả dịch vụ nội dung số, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Để giải quyết vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, những năm qua Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học.
Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Theo Fortinet, năm 2025, hoạt động tội phạm mạng liên tục phát triển và từ năm 2025, xuất hiện một số xu hướng đặc biệt.
Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Ngày 20/12, tại hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn VNPT công bố chính thức cung cấp dịch vụ mạng VinaPhone 5G, phủ sóng 63/63 tỉnh, thành.
Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Hợp tác chiến lược giữa các bên sở hữu thế mạnh chuyên môn sẽ góp phần vào việc đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển ngành logistics Việt Nam.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Rạng Đông là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nhà thông minh tại VN, với hệ sinh thái chú trọng vào công nghệ hiện đại và đề cao giá trị nhân văn.
Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Với công nghệ hiện đại hàng đầu trong ngành logistics, chi phí dịch vụ cho hàng hóa tại Công viên Logistics Viettel sẽ rất cạnh tranh, giúp giảm đến 30-40%.
Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Về hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sự chuyển biến đột phá.
Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khi hành lang pháp lý tài sản số được hoàn thiện, dòng vốn 105 tỷ USD đổ về Việt Nam hàng năm có thể sẽ được chuyển một phần vào khu vực hợp pháp.
Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sáng 2/12, tại Hà Nội, VINASA phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024.
Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Tại cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên 2024” khu vực miền Bắc, sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đạt giải ba.
Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ngày 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển.
Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số là giải pháp 'sống còn' cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số.
Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Diễn đàn toàn cầu về Băng thông rộng Di động 2024 (MBBF 2024) do Huawei tổ chức với chủ đề “5.5G dẫn đầu kỷ nguyên AI di động”, đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Báo cáo của Fortinet công bố cho thấy, gần 70% tổ chức cho rằng nhân viên của họ thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng, tăng so với con số 56% vào năm 2023.
Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tốc độ nhanh gấp 10 lần so với 4G, sau 9 ngày trải nghiệm mạng 5G do Tập đoàn Viettel cung cấp, nhiều khách hàng quan tâm giá các gói dịch vụ 5G ra sao?
Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Với xếp hạng 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hà Giang đã khẳng định hướng đi của chuyển đổi số khi lấy người dân làm trung tâm.
Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số đóng góp tương ứng 20% và 30% vào GDP. Để hỗ trợ cho mục tiêu này, công nghệ 5G đóng vai trò quan trọng.
Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Chương trình đạo tào quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” diễn ra rừ ngày 24-27/9.
Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025 để đáp ứng nhu cầu​.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động