Apatit Việt Nam: Khai thác có trách nhiệm nguồn “vàng nâu” của đất nước Quản lý khai thác, tuyển quặng Apatit- Phải đảm bảo an toàn môi trường |
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành công văn thực hiện Quyết định số 1277/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Theo Quyết định số 1277 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 03 khu vực khoáng sản (02 khu vực apatit quặng II+IV và 01 khu vực đất hiếm vỏ phong hoá) thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (với 02 loại khoáng sản).
Tổng diện tích của 03 khu vực dự trữ là 35,56 km2. Cụ thể: Khu vực dự trữ quặng apatit (loại II+IV) Bản Qua - Làng Củm thuộc địa bàn huyện Bát Xát và TP. Lào Cai với diện tích 9,85km2,tài nguyên, trữ lượng dự trữ 1.007 triệu tấn (tài nguyên cấp 334b). Thời gian dự trữ 50 năm;mức sâu dự trữ từ mức sâu 0m đến mức sâu -900m.
Khu vực dự trữ quặng apatit (loại II+IV) Cam Đường - Ngòi Bo thuộc địa bàn huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Diện tích: 6,81km2 ; tài nguyên, trữ lượng dự trữ 393 triệu tấn (tài nguyên cấp 334b). Thời gian dự trữ 50 năm; mức sâu dự trữ từ mức sâu 0m đến mức sâu -900m.
Khu vực dự trữ Đất hiếm vỏ phong hoá Cam Cọn - Tân Thượng thuộc địa bàn huyện Bảo Yên và huyện Văn Bàn. Diện tích 18,90km2 ; tài nguyên, trữ lượng dự trữ: 125 ngàn tấn (tài nguyên cấp 334a). Thời gian dự trữ 30 năm; mức sâu dự trữ từ trên mặt đến độ sâu 15m từ bề mặt địa hình.
Theo đó, thực hiện nghiêm túc Quyết định 1277 của Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật.
Việc thu hồi khoáng sản trong phạm vi Dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 51/2021/NĐ-CP và các quy định có liên quan khác.
Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, quản lý hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao theo quy định.
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện việc lập dự toán kinh phí đo đạc, in ấn tài liệu, bản đồ và cắm mốc bằng cọc bê tông ngoài thực địa theo quy định đối với 43 mốc của 03 của khu vực khoáng sản dự trữ.
Tiến hành bàn giao ngoài thực địa cho các địa phương và cơ quan liên quan để tham mưu, quản lý, bảo vệ mốc, bảo vệ khoáng sản theo quy định. Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Tiếp tục tham mưu quản lý khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại Nghị định số 51 của Chính phủ, tham mưu quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai được giao tiếp nhận, quản lý hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao theo quy định.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Lào Cai là Chủ đầu tư các dự án đầu tư, công trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội có trách nhiệm chủ động đối chiếu các dự án đầu tư, công trình về phạm vi, ranh giới, diện tích dự án, công trình đối với các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia nêu trên, tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 51/2021/NĐ-CP.
UBND các huyện thực hiện các phương án, biện pháp quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định của Luật Khoáng sản và Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của UBND tỉnh.
Tiếp nhận và thực hiện việc quản lý, bảo vệ mốc, bảo vệ khoáng sản trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao mốc giới tại thực địa.