Thứ bảy 10/05/2025 00:39

Quản lý chất lượng phân bón: Chưa hiệu quả

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, từ ngày 23/8/2014, Cục đã thành lập đoàn kiểm tra và giám sát chất lượng phân bón trên thị trường các tỉnh phía Nam.

 - Kết quả kiểm tra, giám sát bước đầu đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp (DN) sản xuất - kinh doanh phân bón sai phạm về nhãn mác, chủ yếu là bao bì không đóng dấu hợp quy, không ghi tên nguyên liệu SX phân bón hoặc ghi tên không hợp lý so với thành phần công bố, đặc biệt là không có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm từng lô hàng khi bán ra thị trường. Tập trung nhiều nhất là phân bón hữu cơ sinh học, khoáng hữu cơ và phân bón lá. Cục Trồng trọt sẽ báo cáo về Bộ NN&PTNT kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón, đồng thời, báo cho thanh tra Sở NN&PTNT - nơi được  kiểm tra để có biện pháp xử lý các DN vi phạm.

Thực tế, rất nhiều địa phương  cũng tự thành lập đoàn kiểm tra chất lượng các mặt hàng vật tư nông nghiệp và đã phát  hiện nhiều sản phẩm sai phạm kém chất lượng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn vẫn chưa hiệu quả.

Theo các chuyên gia, hiện nay, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón vô cơ (chiếm khoảng 90%), Bộ NN&PTNT xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác (khoảng 10%). Các DN kinh doanh phân bón tổ chức lại hệ thống phân phối, giảm tầng nấc trung gian, quy định rõ trách nhiệm của các tổng đại lý, đại lý và chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phân bón của DN đến người sử dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện.

Trong khi công tác thanh tra còn gặp khó về cơ sở vật chất, kho bãi để tạm chứa sản phẩm, hàng hóa vi phạm; nếu tăng tần suất kiểm tra có thể gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các đại lý, cửa hàng… Các địa phương đang chờ hướng dẫn thực hiện cụ thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ngoài công tác thanh tra, kiểm tra, cần có giải pháp siết chặt quảng bá sản phẩm của DN, thẩm định chất lượng sản phẩm. Tránh tình trạng các DN lợi dụng việc tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân, hội thảo đầu bờ để quảng bá công dụng sản phẩm không bảo đảm.

Việt Anh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp