Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Khơi dậy niềm tự hào trong sản xuất, tiêu dùng hàng Việt

Với việc triển khai đa dạng các giải pháp đã góp phần thay đổi tích cực trong nhận thức, hành động và khơi dậy niềm tự hào trong sản xuất, tiêu dùng hàng Việt.
Doanh nghiệp mong muốn hàng Việt không chỉ chinh phục người tiêu dùng Việt Nam Hình thành văn hóa tiêu dùng hàng Việt

Nhiều giải pháp để hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng

Theo Ủy ban Mặt trận tổ quốc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận cùng các ngành, tổ chức thành viên đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền với đa dạng hình thức phù hợp.

sáng 19/9, Đoàn kiểm tra số 1 đã đến khảo sát tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Bảo Minh tại khu công nghiệp Nam Thăng Long (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm).
Sáng 19/9, Đoàn kiểm tra số 1 Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP. Hà Nội đã đến khảo sát tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Bảo Minh tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm).

Công tác tuyên truyền tập trung vào việc giúp người dân nhận diện đúng sản phẩm chất lượng, có thương hiệu. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong việc sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt Nam; Nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo quận đã tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm tham gia chương trình giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ do thành phố tổ chức như: “Hội chợ nông sản, thực phẩm” dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023”; “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề nông sản thực phẩm an toàn TP. Hà Nội”; “Quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn do phụ nữ Thủ đô sản xuất"...

Từ năm 2022 đến nay, quận Bắc Từ Liêm đã phát triển thêm 2 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, góp phần tăng số lượng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận lên 4 điểm và hiện đang chuẩn bị để đề nghị Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố cho phát triển thêm 3 điểm.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động quận đã kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng được nhiều cách làm hay, sáng tạo, các mô hình, điển hình tiên tiến của nhân dân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Điển hình như các mô hình sản xuất, kinh doanh: Bánh kẹo tại phường Xuân Tảo, phường Xuân Đỉnh; giò, chả tại phường Thụy Phương, phường Đông Ngạc; giá đỗ, đậu phụ tại phường Thượng Cát, phường Liên Mạc; may mặc tại phường Cổ Nhuế 1, phường Cổ Nhuế 2; bưởi diễn tại Phú Diễn, phường Phúc Diễn và phường Minh Khai; các loại hoa, cây cảnh tại phường Tây Tựu, phường Đông Ngạc.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng có những mô hình, điển hình, sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh hiệu quả đóng góp nguồn thu lớn vào ngân sách Nhà nước. Nhiều sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp đã khẳng định kết quả thực hiện phong trào “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, nổi bật như: Công ty Bánh kẹo Bảo Minh đã thúc đẩy hàng Việt Nam đến Nhật Bản; Nhà máy KOVA đã thúc đẩy sản phẩm sơn tường đến các nước khu vực Đông Nam Á... góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đi sâu triển khai cuộc vận động, Ban Chỉ đạo cuộc vận động của quận phối hợp với chính quyền quận hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam trong triển khai giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng trên địa bàn quận. Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP, tham gia Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích”; hướng dẫn người dân sử dụng mã QR in trên tem chống hàng giả để biết nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường, tránh mua bán sử dụng phải hàng giả, hàng nhái.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo cuộc vận động quận phối hợp cùng Ban Chỉ đạo 389 quận triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; chỉ đạo kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các dịp lễ, tết…

Đặc biệt, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm được đẩy mạnh triển khai gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, trong đó vận động nhân dân đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt Nam, nhân rộng nhiều cách làm hay, sáng tạo, các mô hình, điển hình tiên tiến của nhân dân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn… góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn quận.

Bà Văn Thúy Hoa - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc quận Bắc Từ Liêm - chia sẻ, các hoạt động tuyên truyền Cuộc vận động đã đóng góp tích cực trong việc quảng bá các sản phẩm hàng Việt Nam, làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất...

“Cuộc vận động tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp có thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, sức cạnh tranh, giá thành phù hợp đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng; Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận” - bà Văn Thúy Hoa chia sẻ.

Tiếp tục tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Đánh giá cao công tác triển khai thực hiện cuộc vận động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Bắc Từ Liêm, để công tác triển khai cuộc vận động trên địa bàn quận đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, Phó Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động TP. Hà Nội - đề nghị, Ban Chỉ đạo Quận tiếp tục quán triệt thực hiện chỉ thị 03 của Ban Bí thư; tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền đối với cuộc vận động; Phát huy vai trò cán bộ đảng viên trong thực hiện cuộc vận động. Ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt, sản phẩm doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường kiểm soát việc mua sắm các thiết bị, vật tư, thiết bị văn phòng phẩm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách.

Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Sỹ Trường phát biểu chỉ đạo
Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Sỹ Trường phát biểu chỉ đạo

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự hào dùng hàng Việt, của doanh nghiệp trong việc tự hào khi tạo ra hàng Việt.

Tăng cường kiểm tra giám sát, lưu thông hàng hoá, hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng Việt. Vận động doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, có những sản phẩm chất lượng để chinh phục người tiêu dùng; có giải pháp cạnh tranh trên môi trường số, chợ điện tử.

Tiếp tục có các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh; có các diễn đàn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của địa phương, giới thiệu đặc trưng, nhận diện sản phẩm của quận.

Tổ chức các hoạt động “đưa hàng Việt đến gần người Việt” nhưng cần lưu ý khi tổ chức hội chợ phải tránh tình trạng tại hội chợ lại có hàng không phải hàng Việt, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Phát huy vai trò thành viên Ban Chỉ đạo; vai trò của các thành viên, các tổ dân vận trong việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, gắn với hoạt động của các tổ chức thành viên.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Năm 2024, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mang lại hiệu quả thiết thực.
Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024 đẩy mạnh kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP do hội viên phụ nữ TP. Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế kinh doanh.
180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP được diễn ra từ ngày 25 - 29/12, tại Quảng trường Trung tâm thương mại Royal City (Hà Nội).
Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Sau 7 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Nam đã có 479 sản phẩm của 376 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP.
Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Các sản phẩm OCOP của Quảng Bình được sở, ngành địa phương đánh giá đã đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất để dần khẳng định thương hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Các sản phẩm OCOP TP. Đà Nẵng đang vào cao điểm mùa hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ngoài đa dạng sản phẩm, nhiều cơ sở còn đầu tư đổi mới mẫu mã bao bì bắt mắt.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam khai mạc “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Doanh nghiệp Việt” và “Chương trình Kết nối Doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi siêu thị AEON năm 2024
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', các doanh nghiệp Thái Bình đã tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”có ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng lâu dài với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền sản xuất.
Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Tối 30/11, Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” đã chính thức được khai mạc tại siêu thị GO! Thăng Long, Hà Nội.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Chương trình 'Tự hào nông sản Việt Nam' tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu, xúc tiến sản phẩm của các địa phương tới thị trường trong và ngoài nước.
Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Đưa hàng Việt về nông thôn; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt; tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại… là giải pháp Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tối 28/11, tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội và Sở Công Thương phối hợp tổ chức lễ tôn vinh "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2024.
Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Sáng 28/11, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Từ vận động đến tự hào sản xuất tiêu dùng hàng Việt.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Ngày 28/11, tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động