Quảng Nam cần làm gì để trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030?

Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Quảng Nam: Ngành Công Thương đặt nhiều mục tiêu trong năm 2024 Quảng Nam: Làng gốm 500 tuổi tất bật sản xuất linh vật rồng phục vụ Tết Giáp Thìn 2024

Mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia; có cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; có nền văn hóa giàu bản sắc; đa số các cơ sở y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc gia; có hệ thống đô thị đồng bộ, gắn kết với nông thôn.

Mục tiêu đến 2030, Quảng Nam phấn đấu thành tỉnh phát triển khá của cả nước
Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD. Năng suất lao động tăng bình quân 6,5 - 7%/năm. Kinh tế số đóng góp khoảng 30% GRDP. Tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP bình quân hằng năm trên 30%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hằng năm trên 12%. Thu ngân sách tăng bình quân hằng năm trên 10%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hằng năm trên 15%. Thu hút trên 15 triệu lượt khách du lịch. Thuộc nhóm tốt của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công, chỉ số chuyển đổi số…

Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ cấu nền kinh tế hài hòa, hợp lý với tính tự chủ và năng lực cạnh tranh cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các khu vực đô thị và nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường tốt. Chỉ số phát triển con người và thu nhập của người dân ở mức cao, đời sống hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới trên đất liền, biển, đảo được giữ vững và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn

Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã vạch ra phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội.

Trong đó, đối với ngành công nghiệp, tỉnh Quảng Nam sẽ phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo và trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử; hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn với dịch vụ hậu cần, logistic cảng biển, sân bay, đường sắt. Thúc đẩy phát triển dự án Trung tâm điện khí miền Trung gắn với các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và sản phẩm sau khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo động lực phát triển mới cho tỉnh và vùng.

Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước
Quảng Nam sẽ phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao

Bên cạnh đó, ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, tự động hóa, giá trị gia tăng cao, đóng góp ngân sách lớn. Đổi mới công nghệ, phát triển hợp lý, bền vững các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến silica, may mặc, thời trang, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm gỗ. Đầu tư các cụm công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp gắn với giải quyết lao động, nguyên liệu tại chỗ; hạn chế tiếp nhận các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm.

Về phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, Quy hoạch định hướng đầu tư, phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”, phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế - văn hoá - chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch, đối với giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Quảng Nam sẽ dựa trên 04 trụ cột chính là: Du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp năng lượng; thương mại, dịch vụ logistics và nông, lâm nghiệp và thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tiết giảm các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp bằng ứng dụng công nghệ số, xây dựng chính quyền số. Phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, tái đào tạo, chuyển đổi nghề, thu hút nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh giao lưu quốc tế, hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển và chuyển giao công nghệ. Cải thiện năng suất lao động theo hướng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ ngành năng suất thấp sang ngành năng suất cao kết hợp với đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.

Đồng thời, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có lợi thế như: Du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng, sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao. Khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số và triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Đẩy mạnh liên kết phát triển các dịch vụ thương mại, logitics phát triển chuỗi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại

Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại ''siêu ban'' ở Hà Nội

Báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình dân dụng TP. Hà Nội cho thấy, “siêu ban” này chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.
Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa hiện có 826 cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; trong đó có 700 cơ sở thuộc diện phải di dời.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Tượng đài "Con tàu tập kết" được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động