Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Phú Yên đẩy nhanh tiến độ Khu công nghiệp Hòa Tâm Phú Yên: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc và miền núi

Sau 2 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi cuộc sống của người dân Phú Yên.

Nhờ các nguồn lực từ chương trình mà hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có những chuyển biến tích cực.

Về kinh tế, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây nguyên liệu như: Mía, sắn, cao su… gắn với các nhà máy công nghiệp chế biến; mở rộng diện tích lúa nước, chăn nuôi bò đàn, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nên năng suất, chất lượng từng bước tăng lên.

: Hình thành vùng trồng mía nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến (Ảnh: Q.G)
Hình thành vùng trồng mía nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến (Ảnh: Q.G)

Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước sinh hoạt… được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS.

Các hạng mục công trình đã và đang được xây dựng, nhất là đường dân sinh, nước sinh hoạt, nhà ở dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới về nhà ở dân cư và hộ nghèo của địa phương đến cuối năm 2023. Phần lớn các hộ dân được hỗ trợ xây dựng nhà ở đều phấn đấu thoát nghèo và hướng tới giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Tiêu biểu là huyện Đồng Xuân, năm 2023 được phân bổ khoảng 68,4 tỉ đồng (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 chuyển tiếp sang) thực hiện chương trình; cùng với đó là nguồn ngân sách đối ứng của huyện và vốn vay tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai một số dự án, tiểu dự án.

Giai đoạn 2021 - 2023, Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn huyện gồm 10 dự án với 12 tiểu dự án thành phần. Các dự án, tiểu dự án đã góp phần nâng cao đời sống của người đồng bào các DTTS.

Tiêu biểu, năm 2022 - 2023, huyện Đồng Xuân được phân bổ trên 7,5 tỉ đồng thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Địa phương đã hỗ trợ xây dựng 141 nhà ở cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS; đến nay hoàn thành 130 nhà và đang xây dựng 11 nhà. Đồng thời, đầu tư, nâng cấp, sửa chữa 3 công trình nước sinh hoạt tập trung, công trình nước sinh hoạt phân tán, với trên 360 hộ dân được thụ hưởng; hỗ trợ 119 hộ dân thiếu đất sản xuất mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Một góc thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân nhìn từ trên cao (Ảnh: P. Nam)
Một góc thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân nhìn từ trên cao (Ảnh: P. Nam)

Tương tự, thực hiện Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện được phân bổ 15,3 tỉ đồng sửa chữa, xây dựng mới một số công trình đường dân sinh trên địa bàn các thôn đồng bào dân tộc; sửa chữa nhà rông, đài truyền thanh, trạm phát sóng, nâng cấp trường học… Đến nay, khối lượng thi công các công trình đều đạt từ 80% trở lên. Địa phương đang thúc đẩy hoàn thành các hạng mục; nỗ lực giải ngân hết nguồn vốn được giao trong năm 2023 để phục vụ tốt hơn đời sống người dân.

Sông Hinh là huyện miền núi có 3 xã đặc biệt khó khăn gồm: Ea Bá, Ea Lâm, Ea Trol và 3 buôn đặc biệt khó khăn, gồm: Buôn Nhum (xã Bia), buôn Thô và buôn Hai Riêng (thị trấn Hai Riêng). Giai đoạn 1 từ 2021- 2025, huyện Sông Hinh được Trung ương phân bổ 96 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719.

Việc phân bổ nguồn vốn được bố trí giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi, ưu tiên cho địa bàn đặc biệt khó khăn. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng và quy hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư phù hợp với cảnh quan địa hình khu vực và đặc điểm kiến trúc của đồng bào DTTS. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, ưu tiên hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững phát huy tiềm năng, thế mạnh của các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống. Đặc biệt, chú trọng phát triển kinh tế, xã hội cho nhóm DTTS còn gặp nhiều khó khăn.

Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên tiếp tục huy động mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình MTQG 1719; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư tập trung, tránh dàn trải, nợ đọng.

Vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Phú Yên có 23 xã, trong đó có 12 xã khu vực III, 01 xã khu vực II, 10 xã khu vực I theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và 70 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc.
Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng mạnh. Theo đó dầu WTI xấp xỉ mốc 84 USD/thùng, dầu Brent vượt mốc 89 USD/thùng.
Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Maybach S400 không biển số và bằng lái xe các tài xế trong vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh.
Phiên bản di động