Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:

Phòng vệ thương mại là vấn đề “nóng” trong hội nhập

Chiều 31/10, tiếp tục phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tập trung vào các lĩnh vực: Phòng vệ thương mại và phát triển thương mại trong nước hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế, đây là những vấn đề đang được đại biểu và cử tri cả nước quan tâm.  

Bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp

Đại biểu Trương Anh Tuấn - đoàn Nam Định đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế thương trường là chiến trường, hiện đang xảy ra những cuộc chiến thương mại làm rung chuyển các nền kinh tế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất, nhập khẩu và sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Các quốc gia đều cần có biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất, Việt Nam đi sâu trong hội nhập và doanh nghiệp dễ bị thua thiệt trong các xung đột thương mại quốc tế. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối trong phòng vệ thương mại đã có những giải pháp gì để bảo vệ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế?

phong ve thuong mai la van de nong trong hoi nhap
Đại biểu Trương Anh Tuấn - đoàn đại biểu Quốc hội Nam Định

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Anh Tuấn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, phòng vệ thương mại được coi là vấn đề rất nóng, bức xúc và quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong quá trình hội nhập như hiện nay. Năm 2017, thương mại của Việt Nam bằng 200% quy mô GDP, trong thời gian vừa qua chúng ta gia tăng rất nhanh năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Trong tình trạng như vậy, biện pháp tự vệ và phòng vệ thương mại của các quốc gia tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới là rất quan trọng.

Chính vì vậy, đối với Việt Nam hàng loạt quốc gia đối tác của chúng ta đều tiến hành các hoạt động để điều tra và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong số này, có thể nói lớn nhất là Mỹ là nước khởi xướng nhiều nhất các vụ để điều tra và áp dụng các thuế phòng vệ, đối với chúng ta là tới 27 vụ, thứ nhì là Thổ Nhĩ Kỳ, thứ ba là Ấn Độ, thứ tư là Liên minh châu Âu”, Bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thẳng thắn bày tỏ: Xu thế này sẽ còn tiếp tục phát triển với tất cả các đối tác khác ở trên thế giới. Đặc biệt, đối với những quốc gia có tăng trưởng nóng của các mặt hàng xuất khẩu thì họ sẽ ngoài các biện pháp chống áp thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp thì họ còn có quyền áp dụng thuế tự vệ. Đây là thực tế đã diễn ra với các mặt hàng của chúng ta từ dệt may, da giày, cá tra, tôm cho đến rau quả trái cây cũng đều bị áp dụng.

Trong bối cảnh đó, việc chuẩn bị để ứng phó hỗ trợ cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp để hội nhập sâu rộng thì bao gồm cả những nội dung rất quan trọng về phòng vệ thương mại. Cụ thể là Quốc hội kỳ họp vừa rồi đã thông qua Luật Quản lý ngoại thương, trong đó có nội dung đưa các chương của phòng vệ thương mại, của các pháp lệnh phòng vệ thương mại vào trong Luật Quản lý ngoại thương để tạo ra khuôn khổ pháp lý và các cơ chế để tổ chức triển khai thực hiện cả về mặt thể chế cũng như trong các cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các hoạt động phòng vệ thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của chúng ta trong các tranh chấp phòng vệ trao đổi quốc tế.

Chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực trong thời gian vừa qua. Ví dụ, như các vụ kiện tôm đối với Hoa Kỳ hay vụ kiện cá tra, cũng như việc xử lý một loạt các vụ kiện về hàng dệt may rồi các dư lượng kháng sinh trong các tranh chấp thương mại quốc tế ở tại thị trường Úc, thị trường châu Âu...”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Bộ trưởng cũng chỉ ra, việc áp dụng phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng của các nước trong nhập khẩu vào Việt Nam. Chúng ta cũng đã áp dụng những nguyên tắc chung trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại đa phương và song phương và đã có những biện pháp hỗ trợ rất hiệu quả. Ví dụ, các mặt hàng là sắt thép, phân bón, một số mặt hàng kể cả hàng tiêu dùng trong thời gian vừa qua do có phù hợp với những yêu cầu và những quy định chung của tổ chức thương mại thế giới thì các tổ chức kinh tế đã có đề nghị điều tra.

Người đứng đầu ngành Công Thương nhìn nhận, Bộ Công Thương danh nghĩa là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong lĩnh vực này đã thực hiện các hoạt động điều tra và áp dụng những thuế tự vệ cho các mặt hàng trên và đã đóng góp vào việc bảo vệ cho sản xuất của nội địa, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa.

Bộ trưởng nhấn mạnh, bài học kinh nghiệm là trong thời gian tới đây khi có EVFTA, CPTPP và hàng loạt các nghị định khác thì chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua mấy kênh: Cụ thể, cung cấp trong các chương trình hành động của Chính phủ tham gia các hiệp định thương mại tự do này với những nội dung, nội hàm quan trọng, hỗ trợ cho doanh nghiệp về thông tin, kiến thức cho phòng vệ thương mại.

Tiếp đó xây dựng các hệ thống cơ chế cảnh báo sớm, có tính chuyên môn để hỗ trợ doanh nghiệp cho tiếp cận thị trường các nước cũng như nghiên cứu và nắm bắt thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó tiếp tục có cơ chế phối hợp cùng với các hiệp hội, các tổ chức thương mại, phòng thương mại để có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp trong xử lý tranh chấp thương mại quốc tế có hiệu quả.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa

Cũng đặt câu hỏi Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết – đoàn An Giang nêu vấn đề, hiện nay, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ngày càng thu hẹp, doanh nghiệp trong nước do bị cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy, xin hỏi Bộ trưởng, tại sao nước ta với dân số trên 94 triệu dân nhưng thương mại trong nước chậm chuyển biến. Bộ trưởng sẽ có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

phong ve thuong mai la van de nong trong hoi nhap
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 31/10

Tiếp tục chất vấn, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết nói, nước ta tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt chuẩn bị tham gia CPTPP với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện các cam kết quốc tế về thuế quan, về mở cửa thị trưởng, về sở hữu trí tuệ... và không hưởng các ưu đãi đặc thù giai đoạn chuyển đổi như trước. Vậy xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì để giúp các địa phương, các khu vực kinh tế nước ta vượt qua các thách thức và tiếp nhận cơ hội trong hội nhập sâu rộng hiện nay?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trên thực tế, trong các hoạt động về phát triển thị trường thương mại nội địa trong những năm vừa qua, chúng ta cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ thông qua hội nhập, hàng loạt đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường phân phối nội địa. Mặc dù, có điều kiện bảo lưu với Tổ chức thương mại thế giới, có quy chế ENT (điều kiện khi mở điểm bán lẻ thứ hai), tức là xem xét, đánh giá nhu cầu của nền kinh tế nhưng nguyên tắc cũng phải mở cửa thị trường nội địa để cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cùng tham gia.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong thời gian qua, bên cạnh cơ chế, quy chế ENT thì cũng xây dựng hàng loạt chiến lược phát triển hệ thống thương mại nội địa trong nước. Đặc biệt, gần đây nhất trong chương trình đề án báo cáo trình Bộ Chính trị về chiến lược phát triển hàng Việt Nam cũng như phát triển thương mại nội địa đã có một loạt nhóm giải pháp từ thực tiễn đề ra. Trong đó, bao gồm nhóm giải pháp về hoàn chỉnh các hệ thống hạ tầng thương mại cũng như tiếp tục phát triển các chính sách để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước của chúng ta tham gia vào hệ thống thương mại nội địa. Bên cạnh đó, cũng có hàng loạt yêu cầu và các nội dung quan trọng hướng tới việc tiếp tục tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực với những trình độ và điều kiện để tiếp cận với công nghệ, đặc biệt là trong tiếp cận với công nghệ của hệ thống thương mại hiện đại ở thế giới.

Điều quan trọng cuối cùng nêu lên trong đề án này, đó là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thì mới có thể đảm bảo sự cạnh tranh bền vững đối với thị trường nội địa, đối với các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Ở đây, chính là đề án lớn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cơ cấu nông nghiệp, tái cơ cấu các ngành công nghiệp cũng như các ngành thương mại và dịch vụ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục trong các chương trình hành động cụ thể của Chính phủ trong thời gian tới về tham gia thực hiện hội nhập trong các chương trình hiệp định thương mại song phương và đa phương” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động