Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Năm 2019 đã xảy ra trên 400 đợt thiên tai, trong đó có 8 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều trận mưa đá, giông lốc, sét, mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,...
![]() |
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 |
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã xảy ra 7 đợt giông lốc, mưa đá trên diện rộng; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; 11 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt... Đến hết tháng 4/2020, thiên tai đã làm 11 người chết, mất tích, hơn 44.000 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; hơn 100.000 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.183 tỷ đồng. Thiệt hại do thiên tai gây ra với ngành Công Thương năm 2019 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực điện. Ước tổng thiệt hại khoảng 130 tỷ đồng.
Dự báo trong năm 2020, khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông; trong đó, khoảng 5-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Mặt khác, sau nắng nóng, hạn hán kéo dài rất có thể sẽ xảy ra mưa lũ lớn.
Tại Hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN ngành Công Thương năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng - Phó Trưởng ban thường trực - Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương đánh giá cao sự chủ động, vào cuộc kịp thời của các đơn vị ngành Công Thương trong công tác PCTT&TKCN nên công tác khắc phục hậu quả nhanh, không đình trệ sản xuất trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng lưu ý, công tác PCTT&TKCN của các đơn vị hiện vẫn còn tồn tại hạn chế. Thiệt hại do thiên tai còn lớn; hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn bất cập; lực lượng PCTT&TKCN năng lực, chuyên môn còn hạn chế; thiếu công cụ hỗ trợ; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa theo kịp diễn biến bất thường của thời tiết...
Để ứng phó với thiên tai, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Công Thương tập trung thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về PCTT&TKCN. Rà soát, xây dựng, hiệu chỉnh phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc thù của đơn vị đối với tất cả hình thái thiên tai có thể xảy ra.
Thứ trưởng yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị ngành Công Thương trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ thị và các quy định của pháp luật về PCTT&TKCN; triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt; thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ khi thiên tai xảy ra; xây dựng phương án ổn định thị trường sau thiên tai.
Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Quảng Ninh: Chuẩn bị cho mùa mưa bão 2020, Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương và thực tế địa phương, phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN; tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai, chuẩn bị tốt các phương án tại chỗ. |