Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Uốn ván trẻ sơ sinh là một bệnh nặng do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc bởi độc tố của uốn ván Clostridium tetani. Vì vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua rốn nên còn gọi là uốn ván rốn. Nếu sản phụ sinh con tại nhà hoặc ở cơ sở y tế tuyến đầu hay trẻ bị đẻ rơi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thì nguy cơ bị mắc uốn ván là điều khó tránh khỏi.  

Đặc điểm bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra một loại ngoại độc tố mà các nhà khoa học đã tách ra về mặt hóa học gồn hai thành phần, một thành phần có tác dụng gây tan máu gọi là tetanolysin không có ý nghĩa lâm sàng và một thành phần gây co giật các cơ gọi là tetanospasmin; thực tế các triệu chứng cơ bản của bệnh uốn ván là do tetanospasmin gây ra. Độc tố này tan trong nước, bị phá hủy khi đun nóng lên 70oC, có độc lực rất mạnh; chỉ cần một liều nhỏ khoảng 1/50.000ml là cũng đủ làm chết một con chuột. Thực nghiệm cho thấy độc tố đi từ vết thương có trực khuẩn uốn ván qua máu hoặc bạch huyết vào các trục của dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào các trung tâm thần kinh. Các nhà khoa học đều nhận thấy ái tính cao của độc tố uốn ván với tế bào thần kinh và khi độc tố đã bám vào tế bào thần kinh thì không thể tách ra được, điều này là cơ sở rất quan trọng trong điều trị.

phong benh uon van tre so sinh

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani

Trong uốn ván rốn trẻ sơ sinh, trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể của trẻ ở rốn qua vết cắt bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như dao, kéo hoặc do bông băng không được tiệt trùng tốt. Thực tế đã ghi nhận có trường hợp cắt rốn bằng kéo không tiệt trùng kỹ hoặc chỉ ngâm nước nóng khoảng 5 - 10 phút; cắt rốn bằng que nứa, liềm cắt cỏ hoặc dao bổ cau trầu... Mặc dù trực khuẩn uốn ván đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh uốn ván vẫn còn lưu hành là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.

Triệu chứng lâm sàng và tiến triển bệnh

Về lâm sàng, uốn ván trẻ sơ sinh có thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 5 - 12 ngày, đôi khi các triệu chứng xuất hiện sớm vào ngày thứ 2 hoặc muộn hơn đến ngày thứ 18. Bệnh khởi đầu với triệu chứng cứng hàm do cơ hàm bị co cứng, trẻ không há được miệng để bú sữa. Cứng hàm là triệu chứng quan trọng với đặc điểm cứng hàm liên tục và tăng lên khi làm há miệng trẻ bằng đè lưỡi. Sau đó các cơ mặt, cổ, lưng, tứ chi đều trong trạng thái co cứng; trẻ nằm cứng đờ, tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, nét mặt đau khổ đặc biệt với dấu hiệu trán nhăn, môi chúm lại, hai mép bị kéo lên trên. Trong tình trạng cứng đờ, trẻ có những cơn kịch phát gây co giật, thở không đều, da tím tái. Các cơ co giật có thể ngắn hoặc dài, nhanh hoặc chậm. Những cơn kịch phát này có thể gây ngừng thở nếu không được cấp cứu kịp thời. Những cơn kịch phát tự nhiên xuất hiện thường do sự kích thích của tiếng động, ánh sáng... Ngoài các triệu chứng chính đã nêu, đa số trường hợp trẻ đều bị sốt; một số có thể sốt trên 41oC, một số khác lại có thân nhiệt xuống dưới 35oC và những rối loạn thân nhiệt như vậy có tiên lượng xấu. Đồng thời rốn bao giờ cũng bị nhiễm trùng nên ướt, chảy nước vàng hoặc có mủ; một số trẻ có triệu chứng viêm tấy đỏ. Về xét nghiệm, do tình trạng nhiễm khuẩn rốn nên bạch cầu máu tăng, nhất là tăng bạch cầu đa nhân trung tính; việc xét nghiệm tìm trực khuẩn uốn ván ở rốn không cần thiết.

Về tiến triển bệnh, nếu có diễn biến tốt thì các cơ co giật và triệu chứng cứng hàm ở trẻ sẽ giảm dần, miệng có thể há ra dần. Bệnh kéo dài trung bình khoảng 3 - 4 tuần nhưng triệu chứng tăng trương lực cơ có thể kéo dài hơn 1 tháng. Trường hợp có diễn biến nặng, có thể có biến chứng như viêm phế quản phổi, suy dinh dưỡng; nếu tiến triển xấu sẽ dẫn đến tử vong. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện dại nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao, chiếm tỉ lệ khoàng 30 - 80% các trường hợp. Trẻ thường tử vong trong khoảng 3 đến 6 ngày đầu ở bệnh viện do các cơn co giật làm ngừng thở. Những yếu tố có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tiên lượng là nếu thời gian ủ bệnh ngắn thì tỉ lệ tử vong càng cao; những trẻ có biểu hiện triệu chứng uốn ván sau 7 ngày thường có tỉ lệ sống cao hơn trẻ có thời gian ủ bệnh dưới 7 ngày; đồng thời cơn kịch phát co giật càng nhiều và càng dài thì trẻ càng có nguy cơ ngừng thở nên tiên lượng xấu; ngoài ra trẻ có sự rối loạn thân nhiệt với nhiệt độ thấp dưới 35oC hoặc quá cao khoảng 40 - 41oC cũng đều có tiên lượng xấu.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chẩn đoán bệnh uốn ván sơ sinh chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng thực thể như cứng hàm, co cứng toàn thân, co giật từng cơn với dấu hiệu ngạt thở và nét mặt đau đớn rất đặc biệt của trẻ. Trong trường hợp không điển hình, chẩn đoán phải phân biệt với các bệnh lý gồm: xuất huyết não và màng não xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi sinh, trẻ co giật, tím tái, ngừng thở nhưng không cứng hàm liên tục, không có nét mặt đau khổ... Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh với biểu hiện trẻ không bị cứng hàm ngoài cơn co giật, cần tìm ổ nhiễm khuẩn với các triệu chứng màng não như thóp phồng, cổ cứng, dấu hiệu Kernig. Bệnh Tetani ở trẻ sơ sinh với biểu hiện cơn co giật, có dấu hiệu Chvosteck, trường hợp nghi ngờ phải xét nghiệm canxi huyết. Bị dị tật khớp hàm làm cho trẻ không há miệng được nhưng trường hợp này ít gặp.

Điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh nhằm mục đích trung hòa độc tố uốn ván còn lưu hành ở trong máu, săn sóc trẻ sơ sinh trong thời gian độc tố còn bám vào tổ chức thần kinh, điều trị vết thương rốn có trực khuẩn uốn ván gây bệnh. Chủ yếu việc điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh bao gồm các phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị cơn co giật, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Điều trị đặc hiệu bằng cách tiêm huyết thanh chống uốn ván. Có hai loại huyết thanh là huyết thanh chống uốn ván lấy từ người với ưu điểm không gây phản ứng, tồn tại lâu, tiêm từ 5.000 - 10.000 đơn vị và huyết thanh chống uốn ván lấy từ huyết thanh ngựa được dùng rộng rãi hơn với liều lượng tiêm từ 10.000 - 20.000 đơn vị; huyết thanh chống uốn ván thường được tiêm dưới da hay tiêm bắp thịt.

Điều trị các cơn co giật có vai trò khá quan trọng vì các cơ co giật có thể gây tử vong đột ngột. Có thể dùng các thuốc an thần và giãn cơ như: Penthobarbital và Secobarbital tiêm tĩnh mạch để làm giãn cơ bắp, sau đó dùng Barbiturate có tác dụng lâu như Phenobarbital. Dùng Meprobamate làm tăng tác dụng của Barbiturate. Có thể cho thêm Chlorpromazine hoặc siro Chloral uống và Diazepam, cần theo dõi chặt chẽ vì thuốc Hydrate Chloral có tác dụng ức chế hô hấp. Lưu ý phải bảo đảm thường xuyên làm thông đường thở. Trường hợp nhẹ, dùng một hoặc hai loại thuốc an thần như Chlorpromazine, Diazepam; nếu có dấu hiệu suy hô hấp phải đặt nội khí quản, mỗi giờ cần hút đờm dãi cho đến khi giai đoạn cấp tính vượt qua. Đối với trường hợp nặng, theo một số nhà khoa học phải đặt nội khí quản lúc đầu, sau đó mở khí quản đặt ống thông để thông khí cho cả hai phổi; phương pháp điều trị phải được một tập thể bác sĩ lành nghề theo dõi chặt chẽ.

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng cần được quan tâm, phải đặt trẻ trong lồng ấp có nồng độ oxy và nhiệt độ thích hợp; nếu không có lồng ấp phải đặt trẻ trong một phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Không nên lay động hoặc bế ẳm trẻ để tránh các cơ co giật. Trong giai đoạn đầu nếu trẻ co giật nhiều thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, bảo đảm nhu cầu về nước, điện giải và các chất dinh dưỡng; khi trẻ đỡ co giật nên cho trẻ ăn sữa mẹ qua ống thông mũi-dạ dày số lượng khoảng 50ml với 8 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, nên đặt ống thông mũi-dạ dày ngay sau khi vào bệnh viện để có thể bơm sữa mẹ và cho uống thuốc kháng sinh, vitamin...

phong benh uon van tre so sinh

Tiêm chủng vắcxin cho người mẹ để phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh là biện pháp hiệu quả

Điều trị vết thương ở rốn bằng cách rửa sạch rốn nhiễm trùng với nước oxy già và dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ có tác dụng kiềm chế trực khuẩn uốn ván nhưng không kiềm chế được việc sản xuất độc tố của vi khuẩn, đồng thời kháng sinh cũng có thể điều trị được tình trạng bội nhiễm.

Các biện pháp phòng bệnh

Biện pháp cơ bản nhất để phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh là cần tăng cao chi phí cho việc chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván; phải loại trừ một số tập quán, thói quen sinh đẻ, đỡ đẻ phản khoa học; cần cải thiện điều kiện vệ sinh của các cơ sở y tế ở tuyến đầu nhất là phòng sinh của các nhà hộ sinh. Đồng thời cần trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định của ngành y tế; phải theo dõi tốt phụ nữ có thai, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà và trường hợp đẻ rơi; phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để có nữ hộ sinh lành nghề; tiêm chủng vắcxin đầy đủ cho trẻ em, đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván ngoài việc tiêm huyết thanh chống uốn ván cần tiêm giải độc tố uốn ván; lưu ý trong tuần lễ thứ 4 đến tuần lễ thứ 6 phải tiêm lần thứ hai và sau đó tiêm lần thứ ba lúc đó mới có miễn dịch chắc chắn phòng bệnh uốn ván. Ngoài ra phải tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho sản phụ vì người mẹ có thể truyền cho thai nhi miễn dịch chống uốn ván, một số nhà khoa học đã đề xuất tiêm cả giải độc tố cho người mẹ; phương pháp này tỏ ra an toàn và có hiệu quả; các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm càng lớn càng tốt, các kháng thể của người mẹ truyền sang con qua nhau thai sẽ tăng nếu khoảng cách giữa hai lần tiêm càng dài; đối với sản phụ chưa lần nào tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván thì tốt nhất là tiêm lần thứ nhất vào tháng thứ ba đến tháng thứ năm của thời kỳ thai nghén, lần thứ hai vào tháng thứ sáu hoặc tháng thứ bảy; tuy nhiên lần thứ nhất có thể tiêm muộn hơn nhưng lần thứ hai phải tiêm trước ngày sinh khoảng 2 tuần.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để ngăn ngừa bệnh uốn ván trẻ sơ sinh có hiệu quả, cần tiêm vắc xin phòng bệnh với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lịch tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định: Tiêm lần nhứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu. Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau. Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồ sơ sinh

Tin mới nhất

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải đưa Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động trong 6 tháng tới.
Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị nghiên cứu thực hiện các hướng dẫn về đấu thầu, mua sắm để vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Tân sinh viên vì nhiều lý do khác nhau rất khó hòa nhập với môi trường mới và không phải ai cũng biết cách giảm căng thẳng, tạo tâm lý tích cực khi đến trường.
Loạn

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, xử lý, nhưng thời gian qua, quảng cáo về các bài thuốc gia truyền vẫn xuất hiện dày đặc trên nhiều trang mạng xã hội.
Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Từ ngày 26/9-25/10/2024, Việt Nam xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông, làm chết 896 người và bị thương 1.347 người.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Theo Quyết định số 1333/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Chiến dịch nâng cao nhận thức, đẩy lùi căn bệnh viêm màng não tổ chức mới đây nhằm hưởng ứng Ngày Viêm màng não thế giới 2024, truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh của cử tri về việc thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng gửi đến kỳ họp Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế bác thông tin

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Bộ Y tế cho rằng, lập luận thiếu cơ sở khoa học đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

Theo các chuyên gia, Việt Nam giống như các nước ASEAN khác, đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng sử dụng các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt, tước giấy phép khám chữa bệnh của hàng loạt cơ sở như: Bệnh viện Mary, phòng khám YHCT 179, nha khoa Lê Kha.
Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Thời điểm này là khoảng thời gian vàng để Gen Z refresh trước mùa deadline cuối năm, mỗi người đều có dự định riêng để F5 lại bản thân, thanh lọc cơ thể.
Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Quyết định công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2025.
Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Trà sữa là loại thức uống được giới trẻ yêu thích nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ rất có hại cho sức khỏe, trong đó đặc biệt là bệnh tiểu đường và tim mạch.
Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Sau 50 ngày được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, bé gái làng Nủ - M.H.T.N. đã được ra viện đoàn tụ với gia đình.
Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

Hành vi hút thuốc lá khi lái xe không chỉ là một thói quen xấu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người lái và những người xung quanh.
TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố các quyết định xử phạt và đình chỉ hoạt động của hàng loạt thẩm mỹ viện, phòng khám, nha khoa trên địa bàn.
Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Viện trưởng quản lý điều hành, phụ trách chuyên môn Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai.
30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp tai nạn thương tích đến khám, điều trị tại cơ sở y tế và hơn 30.000 người tử vong do tai nạn thương tích.
Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng thuốc, đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Hệ thống kiểm nghiệm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm.
Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Tại buổi truyền thông, các em học sinh đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học.
Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân.
Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Khi học cấp 3, ai cũng nghĩ lên đại học sẽ tự do, học hành nhẹ nhàng, nhưng sự thực lại khiến không ít sinh viên phải đón nhận hết cú sốc này đến cú sốc khác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động