Thứ tư 14/05/2025 09:44

Phó Thủ tướng yêu cầu gỡ khó trong xuất bản sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc xuất bản và phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.

Cụ thể, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc xuất bản và phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn và thẩm định sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, do chưa có quy định việc chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả sách giáo khoa biên soạn bằng ngân sách nhà nước cho một nhà xuất bản khai thác nên việc in ấn, cấp phát sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên là không thực hiện được.

Việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều vướng mắc

Tình trạng này đã kéo dài trên 1 năm làm ảnh hưởng đến việc dạy và học, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số từ lớp 1 đến lớp 5.

Để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, yêu cầu thực tiễn cấp bách về bảo đảm sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.

Lấy ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp khẩn trương rà soát, nghiên cứu các quy định có liên quan để có văn bản báo cáo, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước theo trình tự, thủ tục rút gọn theo đúng quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 19/1/2024.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động để có thể triển khai các công việc cần thiết ngay sau khi có đủ điều kiện theo quy định, kịp thời cung cấp đủ sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số cho năm học 2024 - 2025.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Tin cùng chuyên mục

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương