Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần khơi dậy tinh thần sáng tạo của startup
Nông nghiệp - nông thôn 21/12/2022 15:38 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Chuyển đổi số không đơn thuần là dùng máy tính, công nghệ thông tin" Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đánh giá toàn diện vướng mắc các dự án BOT giao thông |
Khơi dậy tinh thần sáng tạo
Chia sẻ tại Diễn đàn Mekong Startup lần 1 cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề "Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp", diễn ra chiều 20/12, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, cần khơi dậy tinh thần startup, khát vọng khởi nghiệp và bồi đắp trở thành tinh thần của vùng.
Phó Thủ tướng cho hay, trên trường quốc tế, nước ta dân số đứng 15 thế giới nhưng thu nhập đứng thứ 126 thế giới, thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp. Đối với sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam có 10 nhóm hàng thuộc Top 10 xuất khẩu thế giới, gồm: tôm, cà phê, đồ gỗ nội thất, cao su, gạo, chè...
![]() |
Phỏ Thủ tướng Vũ Đức Đam |
“Tuy đất nước còn nghèo nhưng Việt Nam cũng có những cam kết, kế hoạch quốc gia hướng đến bền vững và được thế giới đánh giá rất cao, thể hiện Việt Nam có trách nhiệm với môi trường thế giới” - Phó Thủ tướng khẳng định.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Đại hội Đảng đã đặt từ năm 2020 - 2030, chúng ta phải tăng trưởng tối thiểu 7%/năm. Xác định đặt ra mục tiêu phát triển 7% hoàn toàn không phải là mục tiêu bất khả thi, vì vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Theo đó, Phó Thủ tướng cho rằng: “Một trong những yếu tố giúp hiện thực hóa mục tiêu trên là chúng ta phải khơi dậy khát vọng của cả đất nước, không thể cứ nghèo mãi như vậy được”.
Phải có khát vọng, nhất định phải xem nghèo như là một thứ giặc, phải khơi dậy khát vọng thoát nghèo trong tất cả mọi người để cùng nhau phấn đấu. Do đó, Chính phủ, doanh nghiệp lớn cùng cộng đồng startup hiện thực khát vọng sáng tạo. Chính quyền các tỉnh cần cổ vũ, hỗ trợ tinh thần của cộng đồng startup giúp triển khai các dự án, ý tưởng sáng tạo.
Ứng dụng hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ quốc gia chủ yếu nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, trở thành nước xuất khẩu nông sản Top đầu thế giới.
Năm 2022, xuất khẩu nông sản dự kiến chạm mốc 50 tỉ USD và có thể khẳng định, nông nghiệp là lợi thế quốc gia. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp trên 56% sản lượng gạo, 60% lượng trái cây, 83% sản lượng tôm, 98% tổng sản lượng cá tra cả nước.
Đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản chủ lực của cả nước, khi chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu tôm và 95% kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước.
Tuy nhiên, thực tế, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, tính liên kết chưa cao, chưa chú trọng công nghệ lẫn đổi mới sáng tạo.
Để giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, trong giai đoạn 2021 - 2030 các yếu tố xanh hơn, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn đóng vai trò quan trọng. Phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và cần đầu tư phù hợp với đặc thù ngành lẫn địa phương.
Ước hiện nay với khoảng 100 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long từ rơm rạ, thân cây ngô, rau màu, thủy hải sản, lâm nghiệp sẽ là nguồn tài nguyên khổng lồ nếu chúng ta biết sử dụng hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, nông nghiệp xanh, giảm phát thải của đồng bằng sông Cửu Long là yêu cầu vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Bà Đặng Thị Thương, Giám đốc Công ty Thành Ngọc đề nghị, cần đào tạo kiến thức trong quản lý để hạn chế phát thải từ cá tra ra môi trường. Các Start-up cũng cần lưu ý nghiên cứu điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng kèm theo chi phí cũng cần phải được chọn lọc phù hợp.
Theo đại diện Vina T&T, giảm phát thải, phát triển bền vững là xu hướng tương lai cần thực hiện, nếu không sẽ khó xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Nhất là việc quản lý đầu vào phân bón cũng là cách giúp giảm khí thải ra môi trường trong quá trình nuôi trồng. Song song đó, cũng cần giải quyết vấn đề về công nghệ bảo quản.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Chăn nuôi heo theo mô hình kinh tế tuần hoàn thu tỷ suất lợi nhuận lên tới 60%

Vụ ngộ độc cá chép ủ chua, ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ
Tin cùng chuyên mục

Quản lý thiết bị giám sát hành trình: Cần xử phạt nghiêm vi phạm để răn đe

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị khẩn để 'cứu' ngành chăn nuôi

Nông dân "đấu trí" về canh tác cà phê thông minh

Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh

Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Chống khai thác IUU, đề xuất xử lý bằng hình ảnh các trường hợp vi phạm

Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Điện lực Đức Cơ (PC Gia Lai) đồng hành xây dựng nông thôn mới

Công ty Vương Thành Công: Thành công với cà phê hữu cơ

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Xúc tiến thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Lào

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VIPA khuyến cáo không tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc

Kiểm soát chặt, ngăn nhập lậu gia cầm vào Việt Nam

Mozambique tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Việt Nam

Diện tích sầu riêng phát triển nóng, Cục Trồng trọt chỉ đạo khẩn

180 ngày hành động gỡ "thẻ vàng" trước khi Ủy ban châu Âu vào thanh tra IUU lần thứ 4
