Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tạo động lực khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật đất đai (sửa đổi) chủ trì cuộc họp.
Khẩn trương hoàn thiện hai nghị định quan trọng về Luật đất đai và lấn biển Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai

Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực đất đai, qua đó, phát huy đầy đủ trí tuệ của nhân dân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương. Công tác tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, khoa học, thực chất. Đến nay, cơ quan soạn thảo đã tổng hợp, tiếp thu các nhóm ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, dự kiến trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Phó Thủ tướng yêu cầu Cơ quan soạn thảo tổng hợp, thống kê số lượng ý kiến đóng góp, những nhóm vấn đề nổi bật các bộ, ngành, địa phương, nhân dân quan tâm; qua đó, cũng xem xét việc tổ chức, cách thức tổng hợp ý kiến góp. “Ngoài việc thể chế một số chủ trương, chính sách mới, phải tập trung tháo gỡ những vấn đề của Luật Đất đai 2013 cũng như khắc phục tình trạng giao thoa, chồng chéo, xung đột với các luật khác. Lưu ý Luật Đất đai (sửa đổi) cần thể chế hóa những quy định để tạo động lực khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai”, Phó Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh, việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp vào nội dung dự thảo luật phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các luật có liên quan, tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”.

Bên cạnh đó, Cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị chuyên môn để “tham chiếu” vào từng điều, mục cụ thể trong dự thảo luật, bao quát đặc thù của từng lĩnh vực kinh tế-xã hội thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu một số ý kiến được nêu tại cuộc họp như: Quy định phân loại đất công, đất an ninh - quốc phòng kèm theo cơ chế, chính sách phù hợp để đơn giản hóa thủ tục hành chính; chính sách tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài nhằm huy động, thu hút các nhà đầu tư mà không ảnh hưởng đến an ninh-quốc phòng, bảo đảm bình đẳng cho doanh nghiệp; cơ chế cho thuê đất, trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần; đánh giá tác động của các quy định mới trong dự thảo luật…

Cơ quan soạn thảo tập trung lắng nghe, xác định vấn đề chưa được tiếp thu đầy đủ theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" cũng như đòi hỏi của thực tiễn; vướng mắc, bất cập, tồn tại chưa được tháo gỡ, khắc phục đầy đủ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để có phương án sửa đổi, bổ sung đồng bộ, thống nhất các luật, văn bản pháp lý có liên quan đến dự thảo luật.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau

Trước đó, theo báo cáo của Cơ quan soạn thảo, dự thảo luật hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân có 16 chương, 242 điều, trong đó bổ sung mới 17 điều, bỏ 11 điều và tăng 1 mục so với dự thảo xin ý kiến nhân dân.

Một số nội dung lớn được nhiều ý kiến góp ý tập trung vào nhóm vấn đề về: Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai; địa giới hành chính; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính đất đai, giá đất; chế độ, quản lý sử dụng các loại đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại…

Đáng chú ý, Cơ quan soạn thảo cho biết, trong quá trình tiếp thu, một số vấn đề còn ý kiến khác nhau như: quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm; thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính; các trường hợp cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hỗ trợ cho đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp…

“Càng cụ thể càng dễ áp dụng”

Chú thích ảnh
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Tại cuộc họp, nhấn mạnh quá trình triển khai lấy ý kiến nhân dân được tiến hành bài bản, khoa học, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan tới 22 luật, nhiều văn bản pháp lý, vì vậy, Cơ quan soạn thảo cần rà soát, bổ sung nội dung thực hiện theo quy định của các luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư...

Để bảo đảm tính khả thi của Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiến nghị đưa những nội dung, quy định mới vào các dự án luật đang được xây dựng, soạn thảo theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hoặc thực hiện một luật sửa nhiều luật đối với những luật chưa có kế hoạch bổ sung, sửa đổi.

Liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia và cấp tỉnh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang đề nghị bổ sung quy định về việc quy hoạch địa điểm tập trung, lưu giữ, xử lý, chôn cất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng để bảo đảm việc quản lý các đối tượng này theo yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, Cơ quan soạn thảo bổ sung quy định với đất khu công nghệ cao như Luật Đất đai 2013 để làm căn cứ xác định phương hướng xây dựng các khu công nghệ cao trong quy hoạch vùng và phương án phát triển các khu công nghệ cao trong quy hoạch cấp tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng kiến nghị cơ quan soạn thảo cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến đất quốc phòng, an ninh vào dự thảo luật để phù hợp với thực tiễn và thẩm quyền sử dụng; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng an ninh.

Từ thực tế “10 ý kiến có tới 8 ý kiến quan tâm đến thu hồi đất”, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, dự thảo luật quy định danh mục các loại đất thu hồi “càng cụ thể càng dễ áp dụng”, vừa an dân, giữ ổn định xã hội, vừa đáp ứng được quy định của Hiến pháp về quyền sử dụng đất của người dân.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư kinh doanh. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề cho thuê đất, thu hồi đất, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế... “Các quy định về đất đai phải tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp đầu tư, triển khai dự án sản xuất, kinh doanh. Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cần có cơ chế khả thi nhằm thu hút hiệu quả nguồn lực đầu tư nước ngoài”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.

Ngoài ra, các ý kiến cũng tập trung thảo luận, đề xuất liên quan đến phương pháp xác định giá đất; quá trình lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý đất đai…

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động