Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp ứng phó với bão Noru
Xã hội 25/09/2022 16:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
Khánh Hòa xả điều tiết 6 hồ chứa nước để phòng cơn bão Noru Người dân miền Trung hối hả chuẩn bị phòng chống bão số 4 (Noru) |
Bão Noru cường độ cấp 13, giật cấp 17
Về diễn biến và hiện trạng bão Noru, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 25/9, bão Noru đã đạt cường độ cực đại. Vị trí lúc 13h ngày 25/9 ở 15,0 độ Vĩ Bắc – 123,0 Độ Kinh Đông. Sức gió cấp 15, giật trên cấp 17. Đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh.
Về quỹ đạo, bão di chuyển chủ yếu hướng Tây, dọc quanh vĩ độ 14-16 độ Vĩ Bắc, tốc độ từ 20-30km/h. Khoảng đêm 25/9, bão vào biển Đông; khoảng từ chiều và đêm 27/9 bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.
![]() |
Toàn cảnh cuộc họp |
Về cường độ, trước khi đổ bộ Philippin, bão đạt cấp 16, giật trên cấp 17 (cấp siêu bão). Sau khi vượt qua Philippin, bão suy yếu khoảng 1-2 cấp do ảnh hưởng ma sát với địa hình. Sau khi vào biển Đông, bão có quá trình mạnh trở lại; đạt cường độ mạnh nhất khi đi qua vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cường độ cấp 13-14; giật trên cấp 16. Khi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì ở khoảng cấp 13; khi ảnh hưởng đến đất liền ở khoảng cấp 12-13, giật trên cấp 14.
Ông Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Quốc gia – nhận định, đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ (tương đương cơn bão số 6 – Xangsane 9/2006, bão số 9-Ketsana 10/2009 và bão số 9-Molave 10/2020).
Cảnh bão cấp độ rủi ro thiên tai như sau: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4; Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum: Cấp 3.
Khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 8-10m; Khu vực Trung Bộ vùng biển ngoài khơi sóng biển cao 4-6m, gần tâm bão sóng biển cao 6-8m, vùng biển ben sóng biển cao 4-6m.
Khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi nước dân 0,8 -1,2m. Kịch bản cực đoan nước dân có thể đạt 1,4-1,8m. Cảnh báo nguy cơ ngập tại vùng trung, thấp tại ven biển, cửa sông các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, về tình hình tàu thuyền hoạt động trên biển Đông, hiện, đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.840 tàu/300.128 lao động. Đặc biệt là trong 24h tới (theo hệ thống giám sát tàu cá), cần phải kêu gọi 127 tà trong vùng nguy hiểm (Bình Định 100 tàu; Quảng Ngãi 24 tàu; Quang Nam 1 tàu; Phú Yên 2 tàu).
Hiện các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão gần biển Đông. Tổ chức kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn cho các tàu thuyền di chuyển hoặc không đi vào khu vực có khả năng ảnh hưởng của bão. Các tỉnh từ Quảng Bình – Bình Thuận rà soát phương án sơ tán dân với tổng số 213.914 hộ/868.230 người, trong đó, các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán 93.312 hộ/368.878 người tùy theo diễn biến của bão.
Để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ sau bão, giảm thiểu thiệt hại, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cũng đề nghị các Bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 29/CĐ-QG ngày 24/9/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai.
Theo đó, đối với khu vực ven biển các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận khẩn trương tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn các phương tiện đang hoạt động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tầu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; công trình đang thi công trên biển, ven biển.
Đối với trên đất liền, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển, đê cửa sông nhất là các vị trí xung yếu hoặc đang thi công; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt….
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các công trình đang thi công, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.…
Tạm dừng, hoãn các cuộc họp không thực sự cần thiết để chống bão
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương đã có sự chỉ đạo, chủ động xây dựng kế hoạch và kiểm tra trên thực tế.
Tuy nhiên, đây là cơn bão lớn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Bão Noru rất mạnh, di chuyển nhanh, cấp 13, dự báo giật cấp 17 đòi hỏi sự vào cuộc chuẩn bị trước của các Bộ, ngành, địa phương... Tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác.
![]() |
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại cuộc họp |
Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương bám sát vào công điện chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh đó, công tác dự báo cực kỳ quan trọng, phải tham khảo rộng rãi, tất cả các cơ quan dự báo quốc tế để có đánh giá, dự báo chính xác.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tạm dừng, hoãn một số các cuộc họp không thực sự cần thiết để lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống bão. Xây dựng kế hoạch cụ thể, có tổng thể trong lãnh đạo, chỉ đạo vì đây là cấp siêu bão.
Ban Chỉ đạo sẽ thành lập đoàn công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành để tăng cường kiểm tra thực tế. Phó Thủ tướng cho biết, sẽ trình Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo tiền phương.
Về giờ cấm biển, các địa phương cũng thống nhất sớm thời gian không cho tàu thuyền ra khơi, việc này cần triển khai sớm, chậm nhất là sáng mai (26/9). Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương rà soát, đồng thời, kiểm soát tàu trên biển, cả tàu hàng chứ không chỉ có tàu đánh cá. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc neo đậu, tránh trường hợp tàu vào bờ rồi vẫn bị thiệt hại do bất cẩn.
Đồng thời, đề nghị các địa phương khẩn trương khảo sát các nơi xung yếu, nhà cửa của người dân từ đó tính toán thời điểm, thời gian đưa bà con về nơi tránh trú an toàn khi bão đổ bộ vào đất liền. Người dân đang ở nhà cấp 3, cấp 4 có nguy cơ. Nếu bão giật cấp 13, cấp 14 và dự báo đến mức 17 thì sẽ nguy hiểm. Cần có phương án sơ tán trước người dân, cần có khảo sát trong ngày nay, ngày mai. Thời điểm di chuyển và bà con một cách an toàn. Thông báo các khu vực nguy hiểm.
Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh, thành phố cho đến các quận, huyện, xã. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm đảm bảo thời gian bị chia cắt có thể cung ứng kịp thời cho người dân.
Dự báo, chiều ngày 25/9, bão đổ bộ vào Philippin. Đêm 25/9, rạng sáng ngày 26/9, vão đi vào biển Đông (bão số 4) với cường độ cấp 13, giật cấp 16 và tiếp tục duy trì cường độ trong ngày 27/9. Đêm 27/9, rạng sáng 28/9, bão đổ bộ vào khu vực miền Trung (dự kiến từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi). Do ảnh hưởng của bão, từ khoảng chiều 25/9, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội. Triều cường cao nhất thời điểm bão đổ bộ lúc 23h00 ngày 27/9 là 2,3m. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam

Vụ học sinh quây cô giáo vào góc lớp ở Tuyên Quang: Cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường

Kiến nghị ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong bảng lương

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

Hà Nội: Giá vé tham quan chùa Hương tăng từ 78.000 đồng lên 120.000 đồng
Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/12/2023: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Thời tiết hôm nay 7/12/2023: Bắc Bộ trời rét, vùng núi dưới 11 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/12/2023: Hà Nội tạnh ráo, trưa chiều hửng nắng, rét về sáng và đêm

Từ năm 2024, giá đào tạo lái ô tô B2 được Hà Nội công bố là 15,59 triệu đồng

Hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh trường học tại vùng khó khăn

Sẽ chuyển đổi mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế

TP. Hồ Chí Minh: Cần hơn 4.500 tỷ đồng khép kín đường Vành đai 2

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8/11 chỉ tiêu kinh tế vượt mức tăng trưởng cả năm 2023

Hàn Quốc tặng 5 xe chữa cháy cho Khánh Hòa

Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2023: Vinh danh 79 công trình, giải pháp

Hạ Long: Hơn 1.000 diễn viên sẽ tham gia Chương trình kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Hà Giang: Sập tường rào trường tiểu học, 4 người thương vong

TP. Hồ Chí Minh: Cháy nhà ở quận Tân Bình, 2 người tử vong

Thực phẩm giàu protein giúp giảm cân và đảm bảo sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng từ quả đậu bắp

Cảnh báo nội dung xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung lớp 3, lớp 4

Danh sách 80 phường sẽ phải sáp nhập tại TP. Hồ Chí Minh

Thời tiết hôm nay 6/12/2023: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét tăng cường

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/12/2023: Cảnh báo có mưa dông, sóng lớn và gió mạnh
