Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng chí Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.
Gỡ vướng cho tăng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long Trung tâm liên kết nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Một điểm đến đa dịch vụ, gắn kết 3 nhà
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.
Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội nghị, đồng chí Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã công bố Quyết định số 974/QĐ-TT ngày 19/8/2023 thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Các Ủy viên Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Thứ trưởng và tương đương của các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Hội đồng điều phối vùng có thể thành lập các tiểu ban làm đầu mối điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng. Tiểu ban được tổ chức và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng quy định.

Bộ máy tham mưu, giúp việc Hội đồng điều phối vùng, các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh và Tổ chuyên gia tư vấn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối vùng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập Văn phòng Hội đồng điều phối vùng.

Biên chế công chức của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng thuộc biên chế công chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.
Đồng chí Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phó Chủ nhiệm công bố Quyết định số 974/QĐ-TT ngày 19/8/2023 thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hội đồng điều phối vùng có nhiệm vụ điều phối các hoạt động trong lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quốc gia trong phạm vi liên quan, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách liên kết vùng, tiểu vùng được thực hiện đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.

Điều phối các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu, đề xuất việc hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng.

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố nằm ngoài thẩm quyền của từng địa phương trong vùng.

Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.

Điều phối hoạt động liên kết các hoạt động sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp; tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của Vùng gồm: Lúa gạo, trái cây và thủy sản.

Điều phối các hoạt động hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu; phòng chống lũ; kiểm soát xâm nhập mặn; quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong mùa khô; xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao, cống, đập, vành đai rừng ngập mặn và các dự án bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển Hiệp hội doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội liên minh, liên minh hợp tác xã của toàn vùng.

Quyết định sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực khác được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng vùng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 4.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tham luận tại hội nghị. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng

Tiếp đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã trình bày báo cáo một số nội dung liên quan đến phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo nhấn mạnh, vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọngvề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng cực Nam của Tổ quốc, là cầu nối nước ta với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông MeKong.

Đây cũng là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây, giữ vai trò to lớn về môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực cho cả nước.

Giai đoạn vừa qua, cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng chuyển dịch tích cực, nhiều dự án công nghiệp trọng điểm về năng lượng đi vào hoạt động. Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư bằng nhiều nguồn lực, góp phần thay đổi diện mạo của vùng. Nhiều hình thức liên kết, hợp tác vùng được hình thành.

Bên cạnh đó, việc quản lý và khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên nước, bảo vệ môi trường được chú trọng; chủ động hơn trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục - đào tạo và các chi tiêu y tế cơ bản được cải thiện.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 5.
Tăng cường các hoạt động điều phối, liên kết, tạo động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Tăng cường các hoạt động điều phối, liên kết, tạo động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, đóng góp của vùng vào kết quả chung của cả nước vẫn còn hạn chế như: Quy mô kinh tế nhỏ chỉ chiếm khoảng 12% GDP của cả nước, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chất lượng chưa cao.

Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, kể cả giao thông kết nối nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; công nghiệp chế biến chưa phát triển; nông nghiệp chưa hình thành được vùng chuyên canh quy mô lớn, các chuỗi giá trị, các sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ để tập trung cho xuất khẩu.

Ô nhiễm môi trường, nguồn nước có xu hướng gia tăng, nhất là ở các khu đô thị. Phát triển văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập, nguồn nhân lực thấp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Còn chênh lệch về mức độ phát triển giữa các địa phương trong vùng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 6.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được phát biểu tham luận. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Đây là những vấn đề khó có thể được xử lý hoặc khó xử lý hiệu quả bởi các nỗ lực riêng lẻ của từng địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát huy tiềm năng, lợi thế nhất là tăng cường các hoạt động điều phối, liên kết vùng, tạo động lực phát triển vùng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương trong vùng (Bạc Liêu, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang…) tham luận làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng vùng và các cơ quan, đơn vị liên quan; các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện; đồng thời đề xuất một số kiến nghị lớn về cơ chế, chính sách đặc thù; phát triển cơ sở hạ tầng kết nối liên vùng, nguồn nhân lực,… nhằm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đẩy mạnh liên kết vùng, cùng nhau đồng tâm, hiệp lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay 6/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời một số vấn đề về sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang.
Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế

Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế

Ngày 6/12, tại Hà Nội đã diễn ra Kỳ họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế.
Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 12/12, tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, đặc biệt lưu ý tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu trong kế hoạch năm 2023
Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại song phương

Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại song phương

Việt Nam và Belarus có nhiều thế mạnh bổ sung cho nhau, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Belarus trong 9 tháng năm 2023 đạt 46,42 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều chỉ báo tích cực nhưng vẫn khó đạt được mục tiêu

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều chỉ báo tích cực nhưng vẫn khó đạt được mục tiêu

Đầu tư công công, thu hút FDI tăng trưởng khá và kiểm soát lạm phát đạt được mục tiêu đề ra…, đó là những chỉ báo tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023

Sáng 6/12, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 năm 2023
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024.
Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), thông tin nhiều nội dung về kinh tế năm 2023 và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Ngày 4/12, tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam.
Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan sơ tán 338 công dân Việt Nam tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn hợp tác thương mại và đầu tư với Đông Nam Á do Thượng viện Pháp chủ trì.
Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quốc hội hai nước Việt Nam và Lào sẽ phối hợp chặt chẽ để hai Chính phủ tăng cường hợp tác.
Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị COP 28, Việt Nam được nhiều lần nhắc đến như một hình mẫu thành công cần được nhân rộng về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Chuyến công du của Thủ tướng tới UAE là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa quyết định để hai bên thống nhất kết thúc đàm phán FTA Việt Nam-UAE ở cấp chính trị.
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội lên đường tới thủ đô Vientiane dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ Nhất.
Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Ngày 4/12/2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng.
4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

Sau 4 ngày tham dự Hội nghị COP28, Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi năng lượng.
Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, để hoạt động chất vấn có chất lượng và hiệu quả thì phải tăng cường việc giám sát thực hiện các kết luận chất vấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Sau 3 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Hôm nay 3/12, ngày làm việc cuối cùng của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII đã ra mắt Đại hội.
Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ngày 1/12, theo quy định của Hiệp định EVFTA và thống nhất giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), 2 bên đã tổ chức phiên họp lần thứ ba.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động