Phó Thủ tướng họp về tái cơ cấu lại Tập đoàn TKV giai đoạn 2021-2025

PV

PV

Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về tình hình hoạt động, công tác cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Tập đoàn TKV sẽ cấp gần 11 triệu tấn than cho sản xuất điện Quý II/2023 TKV phấn đấu tiêu thụ hơn 13 triệu tấn than trong quý II/2023 TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thống nhất các nội dung liên quan đến sản xuất than

Báo cáo tại cuộc họp về tình hình hoạt động, công tác cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) giai đoạn 2016-2020, 2021-2025 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, đại diện Tập đoàn TKV cho biết: Đề án cơ cấu lại Tập đoàn TKV đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động để TKV trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, từng bước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; phát triển bền vững, hài hòa với môi trường và người lao động; góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Dự thảo đề án xác định ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn là: Công nghiệp than; công nghiệp khoáng sản – luyện kim; công nghiệp điện; Vật liệu nổ công nghiêp. Các ngành nghề liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của TKV gồm: Công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng; quản lý và khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi… Bên cạnh đó, dự thảo đề án cũng nêu các nội dung liên quan đến kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại Công ty mẹ - TKV và các đơn vị thành viên.

Phó Thủ tướng họp về tái cơ cấu lại Tập đoàn TKV giai đoạn 2021-2025
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp công tác cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) giai đoạn 2016-2020, 2021-2025

Tại cuộc họp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã báo cáo tóm tắt về quá trình xây dựng đề án cơ cấu lại TKV, các nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành liên quan đến một số đơn vị thành viên của Tập đoàn như: Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ; Viện Cơ khí năng lượng mỏ; Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng; Công ty Nhôm Đắk Nông…

Ủy ban Quản lý vốn tại nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định việc ban hành Đề án cơ cấu lại là hết sức cần thiết để TKV phát triển bền vững trong thời gian tới.

Đại diện TKV cho biết, năm 2022 Tập đoàn đạt lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Kết quả sản xuất kinh doanh quý I/2023 của TKV cũng vượt 120% so với cùng kỳ năm 2022, các sản phẩm chỉ tiêu cơ bản đều đạt kế hoạch đề ra,…

Tập đoàn TKV cũng báo cáo về công tác tái cơ cấu mô hình tổ chức của Tập đoàn, sắp xếp các công ty cổ phần sản xuất than; việc thoái vốn tại một số đơn vị;… kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn. TKV cam kết sẽ triển khai thực hiện đề án theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

Đồng thời, TKV cũng kiến nghị với cấp có thẩm quyền cho Tập đoàn được bổ sung ngành nghề kinh doanh và tăng vốn điều lệ (Tập đoàn TKV đã cân đối nguồn lực).

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bộ ngành, địa phương liên quan góp ý với dự thảo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn TKV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, TKV tiếp thu, hoàn thiện dự thảo sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Đối với các kiến nghị của TKV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu, sớm giải quyết dứt điểm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trước đó, theo đánh giá của TKV sau khi tiến hành tái cơ cấu hợp nhất một số đơn vị, đến nay, bộ máy tổ chức hoạt động của các công ty được sắp xếp tinh gọn, việc làm, thu nhập của người lao động được đảm bảo ổn định. Tính từ năm 2016, ngành Than có 118.000 CBCNVC-LĐ, thì đến tháng 9/2022, toàn Tập đoàn có gần 94.000 người. Như vậy, giảm gần 24.000 lao động. Các phòng, ban đơn vị trước đây duy trì mô hình 24-28 phòng ban, nay giảm còn 14-15 phòng ban/đơn vị. Năm 2016, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 101 ngàn tỷ đồng, than nguyên khai đạt 34,8 triệu tấn, tiêu thụ 35,2 triệu tấn, tiền lương bình quân đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 128,6 ngàn tỷ đồng. Than nguyên khai đạt 39 triệu tấn, than tiêu thụ 44,2 triệu tấn. Tiền lương bình quân đạt 13 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, so với năm 2016 các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng, trong đó doanh thu tăng 27,3%, than nguyên khai tăng 12%, than tiêu thụ tăng 25,6%, tiền lương bình quân tăng 46%.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong triển khai Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020, hiện nay, TKV tiếp tục yêu cầu các đơn vị ngành Than thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2021-2025 đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa công ty mẹ và sắp xếp các chi nhánh thuộc công ty mẹ theo hướng giảm đầu mối, chuyên môn hóa hoạt động. Đối với công ty con và công ty liên kết, thu gọn đầu mối và thoái vốn ở các dự án hiệu quả thấp. Đặc biệt, dự kiến TKV sẽ tiếp tục hợp nhất Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu với Công ty Cổ phần Than Đèo Nai; Công ty Cổ phần Than Hà Lầm với Công ty Cổ phần Than Núi Béo.

Được biết, mục tiêu của TKV giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thiện mô hình “Sản xuất và Thương mại than”. Đồng thời tập trung phát triển các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí “Mỏ xanh, mỏ hiện đại, mỏ sản lượng cao”. Phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống dưới 20% và trong khai thác lộ thiên xuống dưới 4,3%.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Than và khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động