Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện |
Tham dự cuộc họp về phía Bộ Công Thương có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng các thành viên trong hội đồng thẩm định.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII góp phần thực hiện tăng trưởng hai con số
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nêu rõ: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện VIII) làđặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia.
Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo Cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
![]() |
Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương đã hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trong thời gian rất ngắn, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: VGP/Tuấn Dũng |
Trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều yếu tố mới trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện đã nêu tại Quy hoạch điện VIII, như: (i) Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 về tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;
(ii) Các cấp Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2030 cao hơn rất nhiều so với trước (năm 2025 phấn đấu đạt trên 8% và giai đoạn 2026-2030 phấn đấu đạt mức hai con số);
(iii) Tình hình địa chính trị quốc tế (các xung đột Nga-Ucraina, xung đột khu vực Trung Đông, các biện pháp trừng phạt kinh tế…) còn tiếp tục diễn biến phức tạp, dẫn tới những biến động trong giá nhiên liệu nhập khẩu cho phát điện;
(iv) Thu hút đầu tư FDI bị ảnh hưởng; cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ, nhất là chi phí cho các hệ thống lưu trữ năng lượng có xu hướng giảm nhanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn để tích hợp nhiều hơn nguồn điện mặt trời, điện gió vào hệ thống điện.
Để đảm bảo cung ứng điện các năm tới với mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số, việc rà soát, đánh giá khả năng phát triển các loại hình nguồn điện, điều chỉnh cơ cấu nguồn điện đặc biệt giai đoạn đến năm 2030, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện có thời gian thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng nhu cầu phụ tải, đặc biệt tại khu vực phía Bắc theo báo cáo của Bộ Công Thương là cần thiết. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương tổ chức lập Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tại Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.
Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng, Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương hoàn thiện theo đúng quy định tại Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. "Bộ Công Thương cũng đã tổ chức Hội thảo rộng rãi, đã đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Công Thương, đã tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan và của thành viên Hội đồng thẩm định trước khi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổ chức họp Hội đồng thẩm định theo quy định” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương đã hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trong thời gian rất ngắn, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9600/VPCP-CN, trong đó có nhiều điểm mới, ưu việt hơn so với các nội dung của Quy hoạch điện VIII trước đây. Các nội dung của Quy hoạch điện VIII đã cơ bản bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cụ thể hóa các giải pháp thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
![]() |
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Hội đồng thẩm định điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 - Ảnh: VGP/Tuấn Dũng |
Nội dung hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương tính toán trên cơ sở đáp ứng theo đúng các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đúng định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị; bám sát các định hướng phát triển trong Quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 và các cam kết, thỏa thuận quốc tế.
Cùng với đó, trong quá trình lập và hoàn thiện quy hoạch, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương trong việc tổ chức lập quy hoạch. Dự thảo quy hoạch đã tiếp thu, chỉnh sửa trên cơ sở ý kiến của các Bộ ngành Trung ương, địa phương và ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các Tổ chức quốc tế. Bộ Công Thương cũng đã gửi toàn bộ hồ sơ tới các Bộ, ngành và tới từng thành viên Hội đồng thẩm định và Ủy viên phản biện để có ý kiến góp ý.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp |
Trên cơ sở Báo cáo tóm tắt Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương, Báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng thẩm định, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến liên quan đến một số vấn đề như:
Sự phù hợp của nội dung Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII rà soát, hiệu chỉnh với những cam kết mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Khả năng đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân theo từng thời kỳ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2030 cao đến hai con số, phù hợp với Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Tính khả thi của phương án phát triển điện lực đề xuất (tổng công suất nguồn điện, mức độ dự phòng, cơ cấu nguồn điện, đầu tư, tài chính…). Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, các giải pháp về cơ chế chính sách, về nguồn lực thực hiện, về công tác tổ chức, ….
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương đã hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trong thời gian rất ngắn, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9600/VPCP-CN, trong đó có nhiều điểm mới, ưu việt hơn so với các nội dung của Quy hoạch điện VIII trước đây |