Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bộ Công Thương đề nghị góp ý dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu

Phát biểu tại Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội vào chiều 10/4, ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) cho rằng: Việt Nam ký Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học vào năm 1993 và phê chuẩn Công ước vào năm 1998.

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học
Ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hoá chất phát biểu tại hội nghị

Cũng theo đại diện Cục Hoá chất, cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học (VNA) được thành lập theo Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Đến nay đã được gần 10 năm và đạt được nhiều kết quả trong công tác quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học.

Việc nội luật hóa Công ước Cấm vũ khí hóa học thông qua Nghị định số 38/2014/NĐ-CP cũng là công cụ pháp lý để Việt Nam thực thi Công ước Cấm vũ khí hóa học, giúp Việt Nam hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc gia, quản lý và khai báo việc xuất nhập khẩu hóa chất Bảng và tình hình sản xuất hóa chất hữu cơ riêng biệt DOC, DOC-PSF, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của Công ước.

Tuy vậy, theo ông Phùng Mạnh Ngọc, qua 10 năm thực hiện, bên cạnh các kết quả đạt được, Nghị định số 38/2014/NĐ-CP có một số tồn tại, hạn chế do sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội và cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Công Thương chủ trì với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học vào ngày 27/3/2024, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 19/5/2024.

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học
Ông Lê Việt Thắng – Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất đã trình bày về những điểm mới của Nghị định 33/2024/NĐ-CP

Để các quy định của Nghị định số 33/2024/NĐ-CP nhanh chóng đi vào thực tiễn, các cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp có thể nắm bắt và triển khai tốt các quy định của Nghị định, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định của Nghị định. Tham dự hội nghị có đại diện các Sở Công Thương phía Bắc, đại diện cơ quan quản lý, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất thuộc Công ước cấm vũ khí hóa học.

Tại Hội nghị, ông Lê Việt Thắng – Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất đã trình bày sự cần thiết ban hành Nghị định, những điểm mới, danh mục hoá chất Bảng và các biểu mẫu, các quy định về chuyển tiếp…

Trong đó, liên quan đến những điểm mới của Nghị định số 33/2024/NĐ-CP, ông Lê Việt Thắng cho rằng, Nghị định đã kế thừa các quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu hoá chất Bảng của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP. Cùng với đó, bổ sung quy định miễn trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3. Ngưỡng hàm lượng miễn trừ được đề xuất là 1% (ngưỡng thấp nhất phải khai báo với hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 theo Công ước). Bổ sung quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoá chất Bảng với mục đích kinh doanh thì phải được cấp Giấy phép kinh doanh hoá chất Bảng trước khi thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu.

Theo ông Lê Việt Thắng, Nghị định 33/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định thống nhất thời gian nộp báo cáo hàng năm của các tổ chức, cá nhân là ngày 15/2 cho khai báo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến cho năm tiếp theo (tính đến hết 31/12 năm đó), phù hợp với thời hạn báo cáo tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong công tác khai báo. Đặc biệt, hoạt động khai báo, báo cáo liên quan đến hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF theo vòng đời được thực hiện theo hình thức điện thử thông qua Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia.

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị

Nghị định 33/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF. Trong đó, chỉnh lý quy định về kiểm tra nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Công ước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF được tập huấn, làm quen đối với trình tự, thủ tục đón tiếp Đoàn Thanh sát quốc tế. Trong trường hợp phát hiện các thiếu sót, thông qua kiểm tra, các cơ sở hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF có liên quan sẽ có cơ hội được hoàn thiện, bổ sung trước khi chính thức đón Đoàn Thanh sát quốc tế…

Tại hội nghị, đại diện Cục Hoá chất cũng trả lời nhiều câu hỏi thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động khai báo và xuất, nhập khẩu hoá chất. Đồng thời, khuyến cáo các doanh nghiệp và đơn vị nghiên quan dành thời gian nghiên cứu, đọc kỹ các nội dung được nêu tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP để thực hiện đúng quy định và sớm đưa Nghị định vào cuộc sống.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.
Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động