Phiên đàm phán thứ 15 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

Phiên đàm phán thứ 15 của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP 15) được tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc từ ngày 9 - 21/10/2016.

Tại đây, đoàn đàm phán của 16 nước tham gia RCEP đã tập trung thảo luận và nỗ lực để thúc đẩy dự thảo lời văn và các cam kết của hiệp định nhằm thực hiện mục tiêu kết thúc đàm phán trong năm nay. Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận giữa 10 nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand là điều không dễ dàng. Theo đó, các nhà đàm phán nhận định, hiệp định chắc chắn sẽ được hoàn thành nhưng không phải trong năm 2016. Các lãnh đạo cấp cao đã mong muốn có thể kết thúc sớm, nhưng hiệp định này sẽ cần đầu tư đáng kể về thời gian và nguồn lực để hoàn thành. Hiện tại, các nhà đàm phán đang phải “vật lộn” với các quy tắc, lời văn và cam kết trong một loạt các lĩnh vực như phát triển và hỗ trợ kỹ thuật, thương mại điện tử, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính, viễn thông, quy tắc xuất xứ, pháp lý và thể chế, và thuận lợi hóa thương mại. Ngoài ra còn có các thảo luận về phòng vệ thương mại và mua sắm chính phủ.

Phiên đàm phán thứ 15 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực đang trong giai đoạn nước rút

Một hiệp định toàn diện như RCEP, để đạt được thỏa thuận và hoàn tất giữa các nước có khoảng cách khá lớn về mức độ phát triển, là thách thức đáng kể. Nhưng mục tiêu hướng đến là tham vọng cao nhất. Nếu không có tham vọng cao thì hiệp định đạt được sẽ có tác động rất hạn chế.

Đơn cử như với thương mại hàng hóa, theo các chuyên gia Trung tâm Thương mại châu Á phân tích, khi tập trung thương mại của hầu hết các đối tác RCEP, nếu các thành viên RCEP loại trừ một tỷ lệ phần trăm đáng kể các dòng thuế được điều chỉnh theo hiệp định, thì hầu hết thương mại cũng bị loại trừ. Việc tự do hóa hoàn toàn thực sự sẽ là thành công to lớn đối với hầu hết các nền kinh tế RCEP. Hiệp định này đi kèm với nhiều linh hoạt, đặc biệt với các nước kém phát triển và mang lại không gian chính sách cho các thành viên. Các cam kết ít hơn mức tham vọng đầy đủ được đặt ra có nghĩa là tác động thương mại cuối cùng, sau khi đã tính đến các linh hoạt, có thể vô cùng khiêm tốn hoặc không tồn tại.

Hiệp định sẽ được tăng cường đáng kể nếu tiến trình đàm phán được cải thiện theo hướng cho phép các bên liên quan tham gia và có ý kiến. Tuy nhiên hiện nay, việc truyền thông vẫn thiếu hoặc chưa đầy đủ. Điều này khiến các quan chức chính phủ phải dự thảo các quy tắc kinh doanh trong nhiều trường hợp mà không có thông tin đầu vào thực tiễn hoặc kinh nghiệm kinh doanh. Ví dụ, làm thế nào một quan chức có thể biết thành phần của sữa chua? Bao nhiêu mặt hàng này được giao dịch? Làm thế nào nhiều nhà giao dịch hoạt động được nếu thuế suất hoặc tiêu chuẩn hoặc giấy phép hoặc quy tắc đầu tư khác nhau? Quy tắc xuất xứ nào hữu ích nhất đối với người làm sữa chua trong RCEP? Hoặc các rào cản nào lớn nhất đối với thương mại cho người làm sữa chua tương tự? RCEP làm thế nào để đơn giản hóa thủ tục cho người làm sữa chua thực hiện kinh doanh trong RCEP? Các câu hỏi tương tự này cũng đặt ra với hàng hóa hay dịch vụ. Trong hầu hết trường hợp, các nhà đàm phán phải đưa ra câu trả lời phù hợp. Điều này cũng đúng ngay cả ở các nước đã có lịch sử theo dõi đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, chỉ vì một quốc gia đã thực hiện thỏa thuận trong quá khứ không có nghĩa là tình huống cũng diễn ra tương tự với các doanh nghiệp trong RCEP.

Mặc dù đã trải qua 15 phiên đàm phán, nhiều nhà đàm phán RCEP cũng lo ngại việc mở rộng các phiên họp với các bên liên quan. Các bên liên quan không tham gia đàm phán nhưng họ có nhiều thông tin có giá trị. Điều này rất quan trọng và cần được khuyến khích bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể. Dự kiến tại phiên đàm phán tiếp theo vào tháng 12 tại Jakarta (Indonesia), có thể có các hoạt động chính thức hoặc hoạt động bên lề cho các bên liên quan nhưng cũng rất hạn chế. Và có lẽ RCEP phải bổ sung hai điều: Thứ nhất, RCEP sẽ mở ra tiến trình bình luận chính thức cho phép các doanh nghiệp và các bên liên quan khác góp ý kiến trực tiếp tới các nhà đàm phán. Tiến trình này sẽ không quá phức tạp. Thay vì quy trình cung cấp thông tin theo quy định pháp lý và nhiều bước, có thể khuyến khích các bên liên quan gửi thông tin trực tiếp cho nhà đàm phán và quan chức thông qua các cổng thông tin điện tử được xác định rõ ràng, chính thống. Thứ hai, các quan chức RCEP phải hợp tác tốt hơn với cơ quan truyền thông, vì cho đến nay, RCEP đã đạt được những thỏa thuận gì mà thế giới không biết thì quả là đáng lo ngại. Kết quả cuối cùng của đàm phán, RCEP sẽ tác động đến khoảng 3 tỷ người dân ở 16 quốc gia trong khu vực Đông Á, nên cần được cung cấp thông tin thường xuyên và cập nhật.

TIN LIÊN QUAN
Phiên đàm phán thứ 14 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Trần Thị Tuyết Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 8/11: Nga ‘bỏ ngỏ’ việc đàm hoà; Tổng thống Putin công bố ‘nóng’ về Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 8/11: Nga ‘bỏ ngỏ’ việc đàm hoà; Tổng thống Putin công bố ‘nóng’ về Ukraine

Ông Trump chưa thể kết thúc chiến sự ngay lập tức; Tổng thống Putin công bố 'nóng' về Ukraine,... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối 8/11.
Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống hứa hẹn sẽ làm thay đổi chính sách năng lượng và môi trường của Mỹ, với những tác động sâu rộng đến sản xuất dầu mỏ…
Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải

Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải

Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11, khi bắn tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải.
Mỹ điều chiến đấu cơ F-15 đến Trung Đông, EU kêu gọi ngừng xung đột

Mỹ điều chiến đấu cơ F-15 đến Trung Đông, EU kêu gọi ngừng xung đột

Ngày 7/11, căng thẳng chiến sự tiếp tục leo thang khi Mỹ điều động F-15 đến Trung Đông, với tuyên bố tăng cường lực lượng để bảo vệ lợi ích của các đồng minh.
Toàn cảnh chiến sự ngày 8/11: Nga bao vây khoảng 15.000 quân Ukraine; Israel không kích trúng lính Liên Hợp Quốc

Toàn cảnh chiến sự ngày 8/11: Nga bao vây khoảng 15.000 quân Ukraine; Israel không kích trúng lính Liên Hợp Quốc

Bản tin toàn cảnh chiến sự ngày 8/11 gồm một số thông tin sau: Nga bao vây khoảng 15.000 quân Ukraine; Israel không kích trúng lính Liên Hợp Quốc ở Lebanon.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Putin nói gì sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Tổng thống Putin nói gì sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Tổng thống Putin bày tỏ hy vọng rằng quan hệ Mỹ - Nga sẽ cải thiện khi ông Donald Trump đắc cử, đồng thời gợi ý khả năng để kết thúc chiến sự Nga-Ukraine.
Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ như thế nào?

Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ như thế nào?

Ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên trong một thế kỷ đảm nhận hai nhiệm kỳ không liên tiếp.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine 'gây áp lực' lên tổng thống đàm phán hòa bình?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine ép tổng thống đàm phán hòa bình với Nga khi các thông tin từ chiến trường và Mỹ bất lợi
Trung Đông chờ

Trung Đông chờ 'làn gió mới' từ chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump

Chiến thắng của ông Donald Trump đã làm thay đổi cục diện Trung Đông, khiến các nỗ lực hòa bình của chính quyền ông Biden dần mất đi sự ủng hộ vào phút cuối.
Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam - Chile

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng.
Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-57E

Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-57E

Nga đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực hàng không quân sự toàn cầu khi sẵn sàng xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu Su-57E thế hệ thứ năm.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/11/2024: Phương Tây chưa đạt được mục tiêu ở Ukraine; khoảng 20% quân nhân Ukraine đào ngũ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/11/2024: Phương Tây chưa đạt được mục tiêu ở Ukraine; khoảng 20% quân nhân Ukraine đào ngũ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 8/11/2024: Phương Tây chưa đạt được mục tiêu ở Ukraine; khoảng 20% quân nhân Ukraine đào ngũ…
Khám phá máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, ‘chim ưng nhỏ’ trên bầu trời

Khám phá máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, ‘chim ưng nhỏ’ trên bầu trời

Ngoài vai trò huấn luyện, máy bay Yak-130 còn đảm nhiệm tốt nhiệm vụ tấn công hạng nhẹ. Với chín giá treo, Yak-130 có thể mang tới 3 tấn vũ khí.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/11: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine tại Kursk, kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/11: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine tại Kursk, kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk

Nga bắt giữ tinh nhuệ Ukraine tại Kursk; kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk...là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 8/11.
Quan chức Nga nói triển vọng phát triển của NATO; báo Mỹ dự báo tình hình chiến sự

Quan chức Nga nói triển vọng phát triển của NATO; báo Mỹ dự báo tình hình chiến sự

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma quốc gia Nga, Andrei Kartapolov đã có những bình luận về triển vọng phát triển của NATO; báo Mỹ nói về tình hình chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11: Nga ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm Ukraine, quyết ‘bóp nghẹt’ chiến trường Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11: Nga ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm Ukraine, quyết ‘bóp nghẹt’ chiến trường Donetsk

Nga điều 45.000 quân đến Kursk, ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm; Donbass ‘vỡ trận’, Kiev cân nhắc rút lui khẩn cấp;... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11.
Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh

Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại' sau khi ông Donald Trump đắc cử

Trong bối cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm tới, Trung Quốc đã chuẩn bị cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại', nhưng vẫn mong muốn giữ 'hòa khí'.
‘Quái vật’ phun lửa của Nga liệu có ‘bất khả chiến bại’ trên chiến trường?

‘Quái vật’ phun lửa của Nga liệu có ‘bất khả chiến bại’ trên chiến trường?

Được cải tiến từ phiên bản ban đầu TOS-1 "Buratino" hệ thống TOS-1A Solntsepek trở thành một 'quái vật' phun lửa gây nhiều thiệt hại lớn cho các mục tiêu gần.
Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết, tất cả 50 tiểu bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc.
Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia, vừa tuyên bố rằng ông đã xóa một số bài đăng chỉ trích Tổng thống đắc cử Donald Trump, nhằm xóa bỏ mọi 'hiềm khích'.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết, khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và ép Nga, Ukraine đàm phán hòa bình?
Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk... là những nội dung chính có trong điểm tin nóng thế giới hôm nay ngày 7/11.
Mỹ

Mỹ 'rót' viện trợ khủng cho Ukraine trước khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Chính quyền Tổng thống Biden đang 'chạy nước rút' để chuyển giao khoản viện trợ quân sự 9 tỷ USD cho Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.
Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

Nga đang triển khai các biện pháp công nghệ mới trong tên lửa bằng cách thay đầu dò radar phức tạp bằng mô hình giả cho tên lửa Kh-59.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động