Phí, lệ phí hàng hải ít có tác động đến giá cước vận tải biển
Tài chính Thứ tư, 22/06/2022 - 17:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thay đổi mức trích nộp lệ phí hàng hải Đề xuất giảm phí bảo đảm hàng hải |
Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, việc xem xét giảm phí, lệ phí hàng hải nói chung và lệ phí vào, rời cảng biển nói riêng sẽ có rất ít tác động đến chi phí, giá thành vận tải biển và không phải là giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo bù đắp được việc tăng giá nhiên liệu.
Cụ thể, ngày 21/6, thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết: Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản do quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Nguyễn Đình Việt báo cáo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá tác động của việc giảm mức phí, lệ phí. Trong đó nêu rõ, doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam chủ yếu đảm nhận thị phần vận tải biển nội địa trong nước và áp dụng theo biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải nội địa.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay, vận tải biển quốc tế từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển nước ngoài và ngược lại chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài chiếm đa số thị phần.
Vì vậy, với quy định thu phí, lệ phí hàng hải tại các cảng biển hiện nay, biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải quốc tế sẽ ít có tác động đến doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng nhất trí với quan điểm “Pháp luật phí, lệ phí hiện hành không quy định thu phí đối với xăng, dầu. Vì vậy, các khoản thu phí, lệ phí hiện hành không phải là yếu tố tác động làm giá nhiên liệu trong nước tăng” của Bộ Tài chính.
Cụ thể, đối với mức thu phí, lệ phí hàng hải nội địa, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, mức thu được quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và không thay đổi từ đó đến nay.
Riêng mức thu lệ phí vào, rời cảng biển đã không thay đổi 18 năm nay (từ năm 2004 - 2022), trong khi các chi phí đầu vào hình thành mức thu như chi phí nhân công, điện, nước, xăng dầu, chỉ số giá tiêu dùng... tại thời điểm hiện nay so với năm 2004 đã tăng lên rất nhiều lần.
![]() |
Trong khi thực tế, thời gian qua, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam đã tham mưu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 74/2021 cho phép miễn hoặc gia hạn thời gian giảm một số khoản phí hàng hải cho tàu thuyền trong các trường hợp cụ thể và đã được doanh nghiệp hàng hải Việt Nam ủng hộ, đánh giá cao.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, mức thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển Việt Nam hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7-9% tổng chi phí vận tải của một con tàu hoạt động hàng hải quốc tế (với hoạt động hàng hải nội địa, tỷ lệ này chiếm khoảng 3-5%).
Trong cơ cấu giá thành vận tải biển, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí bảo hiểm (tàu, thuyền viên, hàng hoá...) sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Vì vậy, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, việc xem xét giảm phí, lệ phí hàng hải nói chung và lệ phí vào, rời cảng biển nói riêng sẽ có rất ít tác động đến chi phí, giá thành vận tải biển và không phải là giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo bù đắp được việc tăng giá nhiên liệu. Chưa kể, theo quy định của pháp luật, toàn bộ lệ phí vào, rời cảng biển sẽ nộp vào ngân sách nhà nước 100% số thu hàng năm.
Theo số liệu của các Cảng vụ hàng hải trong năm 2021, số thu lệ phí vào, rời cảng biển của tàu biển, phương tiện thuỷ nội địa hoạt động vận tải nội địa tại các cảng biển của Việt Nam là 16,9 tỷ đồng, tương ứng 129.584 lượt tàu biển và 331.342 lượt phương tiện thuỷ nội địa. Bình quân, tiền thu lệ phí là 36.876 đồng/lượt tàu thuyền.
Do đó, ngay cả khi Nhà nước miễn thu, mỗi lượt tàu thuyền sẽ tiết kiệm được 36.876 đồng/26.390 đồng, tương đương với 1,4 lít dầu DO. Đây là con số không đáng kể so với hành trình của cả chuyến tàu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vốn hóa sàn HOSE “bốc hơi” 1,15 triệu tỷ đồng trong quý II/2022

Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm sai phạm trong chứng khoán để tăng tính răn đe

Cả nước đã thực hiện 20.720 cuộc thanh, kiểm tra về thuế

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu phải chờ Quốc hội quyết định

Tổ chức, cá nhân chỉ được phép đổi tiền mặt tại khu vực biên giới
Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm y tế: Đóng góp khi lành để dành khi ốm

Tỷ giá USD hôm nay 1/7: Đồng đô la không có nhiều thay đổi

Ông Đỗ Minh Toàn trở thành Chủ tịch Công ty Chứng khoán ACB

Gần 14.000 tỷ đồng được ngành thuế kiến nghị xử lý, thanh tra

Vietcombank triển khai hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước

Từ 1/7, Tân Hoàng Minh tạm dừng hoạt động chi nhánh để dồn tiền trả nợ

Tỷ giá USD hôm nay 30/6: Đồng đô la tăng bất chấp lo ngại về suy thoái kinh tế

Chứng khoán Việt Nam ở “giai đoạn vàng” tìm kiếm cơ hội sinh lời

MSB chuyển đổi số: Động lực tăng trưởng lợi nhuận 30%/năm

Nhà đầu tư chứng khoán được giao dịch sớm hơn 1 ngày dự kiến từ 1/8

Bùng nổ FDI vào ASEAN, Việt Nam là điển hình thành công

Tỷ giá USD hôm nay 29/6: Đồng đô la bất ngờ tăng mạnh

Cổ phiếu của Vietnam Airlines bị đưa vào diện kiểm soát do lỗ liên tiếp

Từ loạt bài của Báo Công Thương phản ánh, Ủy ban Chứng khoán nhà nước ra cảnh báo

Trên 14 tỷ USD vốn ngoại “rót” vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm

Tỷ giá USD hôm nay 28/6: Đô la Mỹ tiếp tục giảm nhẹ

Từ vụ "chứng khoán Ngô Nam", nhà đầu tư cần sử dụng “đồng tiền thông minh”

VietinBank đạt Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất

Ngành đồ uống: Cần chính sách thuế phù hợp
