Thứ bảy 10/05/2025 02:32

“Phép thử” ngành thép

Doanh nghiệp ngành thép đang kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm, khi nửa đầu năm đã kết thúc với nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Thông tin Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố cho thấy, sau khi gặp nhiều khó khăn trong quý I, sang quý II, tiêu thụ thép đã phục hồi đáng kể. Sản lượng bán thép xây dựng nội địa tăng 13,2% so với quý trước, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép cũng đang có dấu hiệu phục hồi sau khi giảm sâu trong quý I, đạt 300.438 tấn trong tháng 6, tăng 14,5% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng, xuất khẩu thép các loại đạt 1.855.267 tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành thép được dự báo sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thử thách bởi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế

Dịch Covid-19 mặc dù tạo ra nhiều khó khăn song cũng là “phép thử” để doanh nghiệp tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Trong nửa cuối năm 2020, ngành thép được dự báo sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thử thách bởi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế, thị trường bất động sản, xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép bị gián đoạn. Tuy nhiên, cơ hội cũng đến khi ở thị trường trong nước, Chính phủ đang thúc đẩy nhiều hoạt động xây dựng hơn sau khi dỡ bỏ đóng cửa do Covid-19.

Dù xuất khẩu thép được dự báo vẫn chưa hết khó, song Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 được kỳ vọng sẽ giúp sản phẩm thép Việt hiện diện rõ hơn ở thị trường này. Ông Nguyễn Văn Sưa - chuyên gia trong lĩnh vực thép - cho rằng, cơ hội của ngành thép Việt để xuất khẩu sang thị trường EU rất lớn, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ để đón nhận cơ hội này.

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - khuyến cáo, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi tư duy, nhận diện đúng vai trò của mình trong việc thực thi FTA qua việc chủ động tiếp cận, tìm hiểu thông tin, nội dung mà hai bên đã cam kết. Từ đó, vận dụng quy tắc xuất xứ hệ thống và hiệu quả. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết; nắm rõ khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn trong xuất khẩu.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào