Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 1 - Khi xanh hóa trở thành bắt buộc

Việc thực hiện các cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược nhằm đáp ứng các yêu cầu từ thị trường.
Phát triển xanh: Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn ESG sẽ khó tiếp cận vốn Giá trị của thị trường carbon toàn cầu đã lên đến hàng trăm tỷ USD

Thách thức và cam kết toàn cầu

Thế giới đang phải đối mặt với các thách thức lớn về biến đổi khí hậu, làm nguồn tài nguyên nước, rừng bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể nhất là thảm họa cháy rừng amzon năm 2019, cháy rừng do thiếu nước, các đợt hạn hán kéo dài, nhiệt độ đột ngột tăng cao, tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng lên chính là sự thiếu hụt của tài nguyên nước, lượng nước phục vụ sinh hoạt hay tự nhiên cũng bị cạn theo. Không những thế còn làm băng tan khiến mực nước biển dâng cao gây ra những thiên tai như lũ lụt, sóng thần hay nắng nóng kéo dài.

Những tổn thất kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu cộng với các chi phí khắc phục thiệt hại làm giảm mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Liên Hợp Quốc công bố mới đây nhận định, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 2.000 tỷ USD do biến đổi khí hậu và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Số liệu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể bị thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050.

“Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo. Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C vào cuối thế kỷ này”- bà Mai Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường)- cho biết.

Để đạt được mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5°C đòi hỏi có một cam kết và hệ thống giải pháp mang tính toàn cầu và cấp thiết. Theo đó, vào tháng 12/2021 tại Hội nghị COP26, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để giảm mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

Theo bà Mai Kim Liên, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26).

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 1 - Khi xanh hóa trở thành bắt buộc
Các ngành sản xuất phải đáp ứng tiêu chí xanh, bắt đầu từ việc sử dụng nguyên liệu xanh. Trong ảnh - sản phẩm vải từ nguyên liệu xanh như cà phê, sợi sen... đang được ưa chuộng

Không thể đứng ngoài cuộc đua “xanh”

Theo các cam kết tại Hội nghị COP26, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam- cho biết, Việt Nam đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể ở tầm quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm thực hiện theo từng giai đoạn, kể từ nay cho đến năm 2050.

“Chính phủ đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể ở tầm quốc gia về biến đổi khí hậu thực hiện theo từng giai đoạn, kể từ nay cho đến năm 2050. Mục tiêu và biện pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính tập trung vào 5 ngành nghề chính, bao gồm: Năng lượng, giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng và chất thải”- ông Trai nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trai, không chỉ phải đảm bảo theo các cam kết của COP26, Việt Nam hiện nay cũng đang hội nhập sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, với 19 FTAs đã ký kết và 16 FTAs đã có hiệu lực. Tuy nhiên, cùng với những lợi thế mà FTA mang lại, doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với những thách thức mới.

“Phần trăm tăng trưởng GDP, cán cân thương mại xuất nhập khẩu và FDIs là 3 chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam đang gặp khó khăn về độ tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng sau đại dịch cũng như những tác động khác về địa chính trị trên thế giới…; áp lực của các FTAs và cam kết chuyển đổi xanh tiến đến Net Zero đối với quốc tế… Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đối đầu với những thách thức to lớn, điển hình là một số đơn hàng dệt may của chúng ta đã chuyển dịch sang Bangladesh do thiếu tiêu chuẩn xanh, hay sự chuyển dịch của các doanh nghiệp FDI ra khỏi Trung Quốc cũng không đến được Việt Nam như là một cơ hội mới...”- ông Phạm Phú Ngọc Trai chỉ ra.

Thực tế từ các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, da giày hay đồ gỗ gần đây đã cho thấy, nếu như trước đây, các tiêu chuẩn xanh, bền vững chỉ được nhìn thấy ở những phân khúc cao cấp thì hiện nay đã trở thành các yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường. Cụ thể là thị trường EU đã đưa ra chính sách sử dụng sản phẩm tái chế đối với sản phẩm dệt may và tăng tốc thực thi chiến lược dệt may tuần hoàn và bền vững đề ra từ năm 2022 khiến doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép buộc phải chuyển đổi xanh, chuyển đổi số để giữ đơn hàng và thị phần.

Cũng tại EU, giữa tháng 5/2023 vừa qua đã ban hành đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Gần đây nhất, vào cuối tháng 6, EU đã ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR). Theo đó, các công ty kinh doanh gỗ và các sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa mà họ bán không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021.

Với những yêu cầu mới mà thế giới đặt ra, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) khẳng định: “Xanh hoá” đã trở thành yều cầu tất yếu và “luật chơi” mới trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nhấn mạnh cho xu thế này, ông Hòa cho biết: Khi cầu thị trường giảm thì việc lựa chọn nhà cung cấp trở lên khắt khe hơn. Họ bắt đầu quan tâm nhiều hơn, đặt ra các tiêu chí cao hơn, thậm chí đưa thành tiêu chuẩn ưu tiên rằng nhà cung cấp phải đạt chuẩn xanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải có sự chuyển động nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Tuy vậy, để công cuộc chuyển đổi xanh được thực thi hiệu quả, theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, trước tiên, chúng ta cần chuyển tải được những khái niệm, cũng như tính cấp bách của chuyển đổi xanh vào đời sống người dân; vào hơi thở kinh doanh của từng doanh nghiệp, từ đó nâng cao nhận thức và biến chuyển nhận thức thành hành động cụ thể.

Hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ tại COP26, Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương đã được đưa ra với trọng tâm tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xe ô tô điện.

Trong đó, mục tiêu tổng thể của Kế hoạch là nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính cho toàn ngành Công Thương, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn như các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính như thép, hóa chất, giấy, dệt nhuộm…

Bài 2: Các ngành sản xuất "chuyển mình" theo hướng xanh

Thùy Dương - Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ huy động nguồn lực JETP tại COP28

Việt Nam đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ huy động nguồn lực JETP tại COP28

8 nhóm nhiệm vụ được Việt Nam thông tin tại hội nghị bàn tròn: “Lập kế hoạch chuyển đổi năng lượng công bằng ở các nước đang phát triển” của 4 nước tại COP28.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Vướng mắc trong miễn phép xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát

Vướng mắc trong miễn phép xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát

Xuất phát từ vướng mắc trong thực hiện quy định miễn phép xây dựng tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết sẽ rà soát lại các thông báo kết quả thẩm định.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Thực hiện Chương trình Sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023 đã tạo những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại Đà Nẵng đã huy động hơn 4,6 tỷ đồng, trồng gần 14.000 cây xanh, góp phần phát triển bền vững thành phố.
Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ động điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ, các hồ đập đã góp phần cắt lũ, giảm lũ cho hạ du
Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 đã tạo chuyển biến tích cực.
Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG và Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp đang hiện thực hoá chính sách của nhà nước bằng những hành động cụ thể.
Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Sáng ngày 15/11/2023, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 khu vực phía Nam.
Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola cho biết đã triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế tại Việt Nam.
Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Tòa nhà VNPT Vinaphone được vinh danh là “Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh - năm 2020” cùng nhiều không gian xanh về thiết kế.
Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng chưa thực sự hiểu rõ về ESG cùng những lợi thế có được khi thực hành ESG.
Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Xu hướng tiêu dùng xanh đã góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất, cung ứng chuyển hướng trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, và ngành du lịch cũng không ngoại lệ.
Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”.
Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Sau khi công bố thành lập Quỹ Việt Nam xanh, mới đây, Ban sáng lập Quỹ Việt Nam xanh đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của quỹ.
Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26 đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về mục tiêu phát triển bền vững.
Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng cùng ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy, phát triển các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon và giao dịch tín chỉ carbon.
Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Với sự vào cuộc của ngành Công Thương, xu hướng tiêu dùng và phân phối xanh tại Hà Nội đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Khoảng 30% doanh nghiệp trên toàn cầu do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 1% khoản chi tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, thay vì “tái chế, tái sử dụng” giảm thiểu chất thải trong tiêu dùng cũng là thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động