Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn được xem là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khai thác tối đa tiềm năng vùng Đồng bằng sông Hồng

Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu những định hướng rất quan trọng, cơ bản nhằm phát triển vùng đất mang tính chiến lược quan trọng của đất nước với nhiều tiềm năng phát triển.

Lợi thế lớn

Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn được xem là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới. Đặc biệt, đây là nơi có Thủ đô Hà Nội - hạt nhân phát triển vùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ.

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại

Về quy mô kinh tế, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 29,4% GDP cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước. Cơ cấu chuyển dịch của vùng tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao. Kinh tế biển phát triển, đặc biệt Hải Phòng, Quảng Ninh dần trở thành trung tâm kinh tế biển, dịch vụ cảng biển lớn của cả nước... Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải vùng Đồng bằng sông Hồng đồng bộ, hiện đại. Thu hút FDI vùng tăng khá nhanh, đến năm 2020, đứng thứ 2 trong các vùng kinh tế...

Tất cả những tiềm năng, lợi thế trên cho thấy, vùng Đồng bằng sông Hồng phải là nơi đi đầu cả nước liên kết nội vùng và ngoại vùng, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cả nước vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước".

Chương trình hành động của Chính phủ

Thực hiện các tư tưởng chỉ đạo nêu trong Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 8/2/2023, Chính phủ đã có Nghị quyết số 14/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị. Chương trình xác định 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường phấn đấu đạt đến năm 2030, trong đó, có một số chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%... Đây đều là các mục tiêu đòi hỏi quyết tâm, sự phấn đấu nỗ lực rất cao để bứt tốc phát triển ở bối cảnh mới, tạo đà cho giai đoạn đến năm 2045.

Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW được Bộ Chính trị tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu bật một loạt nhiệm vụ giải pháp chủ yếu về kinh tế, đầu tư, thương mại và dịch vụ. Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế, gồm cả thể chế đặc thù; bảo đảm ổn định thể chế, luôn bám sát thực tiễn, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển; đổi mới mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Trong giai đoạn hiện nay, vẫn phải coi trọng phát triển nông nghiệp, là trụ đỡ của nền kinh tế; bảo đảm nông thôn hiện đại... Phát triển các ngành dịch vụ, thương mại theo hướng hiện đại, đa dạng; trọng tâm là phát triển thương mại, logistics, du lịch, tài chính - ngân hàng, các trung tâm du lịch tầm khu vực và quốc tế, trên cơ sở phát huy bản sắc độc đáo riêng có; gắn phát triển làng nghề truyền thống với du lịch...

Các giải pháp của Bộ Công Thương

Là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Công Thương có vai trò rất quan trọng trong việc đưa Nghị quyết số 30-NQ/TW vào cuộc sống cũng như thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ. Trong vai trò tư lệnh ngành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh đến các giải pháp cần tập trung thực hiện từ góc độ ngành Công Thương.

Trước hết, các địa phương trong vùng cần tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm, định hướng, giải pháp, nhiệm vụ trong các nghị quyết chuyên đề của trung ương ban hành thời gian gần đây.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển các ngành công nghiệp, trong đó, xác định nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển.

Thứ ba, cụ thể hóa Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để sắp xếp, phân bố không gian phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng theo nguyên tắc liên kết nội vùng và liên vùng đồng bộ với liên kết ngành công nghiệp trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng và các quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, hệ thống quy hoạch ngành quốc gia.

Thứ tư, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp vùng theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, có thế mạnh của vùng.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, xây dựng chính quyền số. Tập trung rà soát, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đìu hiu phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền, TP. Hồ Chí Minh

Đìu hiu phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền, TP. Hồ Chí Minh

Vắng vẻ, đìu hiu, các quán ăn kinh doanh ế ẩm, hoạt động cầm chừng là những gì đang xảy ra tại phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền sau 6 tháng đưa vào hoạt động.
Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn.
TP. Hồ Chí Minh sẽ làm gì để thúc đẩy  nông sản Việt vươn xa?

TP. Hồ Chí Minh sẽ làm gì để thúc đẩy nông sản Việt vươn xa?

Việc kết nối hai chiều giữa vùng nguyên liệu và doanh nghiệp xuất khẩu với TP. Hồ Chí Minh được nhận định sẽ là tiền đề quan trọng để nông sản Việt vươn xa.
Tỉnh Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ

Tỉnh Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ

Do tác động của dịch bệnh Covid -19 nên các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30,4 %, giảm khoảng 4% trong cơ cấu chung.
Thừa Thiên Huế: Đoàn liên ngành tuần tra trên biển chống khai thác IUU

Thừa Thiên Huế: Đoàn liên ngành tuần tra trên biển chống khai thác IUU

Tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập đoàn liên ngành tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biển liên quan đến IUU, an ninh quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Tăng cường bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, tiết kiệm năng lượng

Thừa Thiên Huế: Tăng cường bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, tiết kiệm năng lượng

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Công văn về việc tăng cường việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng; bảo vệ hành lang lưới điện cao áp.
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo xuất nhập than đá từ Lào về cảng Chân Mây

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo xuất nhập than đá từ Lào về cảng Chân Mây

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á-châu Phi) họp bàn phương án xuất, nhập khẩu than đá từ Lào về Việt Nam thông qua cảng Chân Mây.
Gia hạn tiếp nhận hàng container tại bến cảng VIMC Đình Vũ (TP Hải Phòng)

Gia hạn tiếp nhận hàng container tại bến cảng VIMC Đình Vũ (TP Hải Phòng)

Bến cảng VIMC Đình Vũ (TP Hải Phòng) sẽ tiếp tục được khai thác hàng container đến hết tháng 6/2024.
Thanh Hoá: Giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt gần 2 tỷ USD

Thanh Hoá: Giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt gần 2 tỷ USD

Với sự hỗ trợ cơ quan chức năng, xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phục hồi, trong 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu ước đạt gần 2 tỷ USD
Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Sự lên xuống thất thường của giá các loại nông sản thế mạnh khiến đời sống của người dân miền núi Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất khẩu tôm giảm sâu, Cà Mau ráo riết tìm hướng tháo gỡ

Xuất khẩu tôm giảm sâu, Cà Mau ráo riết tìm hướng tháo gỡ

Trước việc xuất khẩu tôm giảm sâu, Cà Mau yêu cầu Sở Công Thương, doanh nghiệp tham gia các cuộc họp giao ban hàng tháng giữa các cơ quan của Bộ Công Thương.
TP.HCM: Chủ tịch 16 quận được quyết định dự án mở rộng hẻm, cải tạo vỉa hè

TP.HCM: Chủ tịch 16 quận được quyết định dự án mở rộng hẻm, cải tạo vỉa hè

TP.HCM ủy quyền cho chủ tịch 16 quận quyết định dự án nhóm C giúp thủ tục đầu tư cải tạo vỉa hè, mở rộng hẻm hay xây trường học nhanh hơn.
Thái Nguyên: Giảm 10.000 hộ nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế

Thái Nguyên: Giảm 10.000 hộ nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế

Nhờ tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Thái Nguyên giảm nhanh trong thời gian qua.
TP. Hồ Chí Minh quyết liệt các giải pháp “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh quyết liệt các giải pháp “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công

Trong những tháng đầu năm, tỷ lệ gải ngân vốn đầu tư công thấp đạt khoảng 12%, TP. Hồ Chí Minh đang quyết liệt nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Tỉnh Quảng Ninh chính thức phê duyệt Đề án giải thể Trạm kiểm soát liên hợp Km15

Tỉnh Quảng Ninh chính thức phê duyệt Đề án giải thể Trạm kiểm soát liên hợp Km15

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Đề án giải thể và chấm dứt hoạt động của Trạm kiểm soát liên hợp km15, Bến đò Dân Tiến.
Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023

Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023

Tối 19/5, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức sự kiện “Tuần văn hóa - Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023.
Bạc Liêu: Khánh thành nhà máy chế biến thủy sản trị giá 400 tỷ đồng

Bạc Liêu: Khánh thành nhà máy chế biến thủy sản trị giá 400 tỷ đồng

Ngày 19/5, tại tỉnh Bạc Liêu, Tập đoàn Việt Úc đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy chế biến thuỷ sản Việt Úc Bạc Liêu với vốn đầu tư ban đầu khoảng 400 tỷ đồng.
Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54: Tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, thu hút đầu tư

Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54: Tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, thu hút đầu tư

Phát huy tiền năng, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển TP. Hồ Chí Minh là mục tiêu của dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54.
Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp Đắk Nông

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp Đắk Nông

Ngành Công Thương Đăk Nông đã và đang tham mưu với UBND tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Xúc tiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Hải Long

Xúc tiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Hải Long

Chiều ngày 15/5, Công ty CP Hạ tầng KCN Bảo Minh tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào KCN Hải Long, Khu kinh tế Thái Bình.
Thanh Hóa: Đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng mở rộng tuyến đường đại lộ Lê Lợi

Thanh Hóa: Đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng mở rộng tuyến đường đại lộ Lê Lợi

UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng đại lộ Lê Lợi, dài 1,5km với tổng số tiền đầu tư khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Đưa nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đông Nam vào hoạt động trước 30/8

Thanh Hóa: Đưa nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đông Nam vào hoạt động trước 30/8

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các sở, ngành chức năng tháo gỡ vướng mắc để đưa nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đông Nam vào hoạt động trong trước 30/8.
Thanh Hóa: Đấu giá "đất vàng" để sớm khởi công Trung tâm Thương mại Aeon Mall

Thanh Hóa: Đấu giá "đất vàng" để sớm khởi công Trung tâm Thương mại Aeon Mall

Thanh Hóa đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để đưa ra đấu giá khu “đất vàng”, sớm khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại Aeon Mall hơn 4.000 tỷ đồng.
Giải pháp để Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng của cả nước?

Giải pháp để Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng của cả nước?

UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ thực hiện 3 nhóm giải pháp để phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.
Vì sao Dự án cảng biển Xuân Thiện Nghi Sơn 15.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa bị “tuýt còi”

Vì sao Dự án cảng biển Xuân Thiện Nghi Sơn 15.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa bị “tuýt còi”

Dự án cảng biển Xuân Thiện Nghi Sơn có quy mô khoảng 82,3 ha, với tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng vừa bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư “tuýt còi".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động