Phát triển thị trường chứng khoán: Cần kiểm soát chất lượng doanh nghiệp niêm yết
Chứng khoán Thứ tư, 25/05/2022 - 13:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thị trường chứng khoán đang ở mức giá hợp lý cho đầu tư dài hạn Chứng khoán đang vào giai đoạn thị trường giá xuống Chuyên gia VinaCapila lý giải nguyên nhân thị trường chứng khoán giảm |
Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp niêm yết
Sau khi phát triển mạnh trong năm 2021, từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán biến động mạnh. Đặc biệt, sau đợt giảm mạnh trong khoảng 2 tháng qua, vốn hóa thị trường bốc hơi khoảng 50 tỉ USD, tác động rất lớn đến kinh tế.
Tại tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững" ngày 25/4, bà Nguyễn Hoài Thu, Thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu – Công ty Quản lý Quỹ VinCapital cho biết: Trong thời gian tới để thị trường lành mạnh, phát triển bền vững, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch Chứng khoán cần có cơ chế theo dõi những biến động giá cổ phiếu bất thường và yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Bởi, doanh nghiệp không có hoạt động gì đột biến thì cổ phiếu không thể tăng trần liên tục được.
Phân tích rõ hơn về vấn đề này, bà Nguyễn Hoài Thu cho biết, nếu kiểm soát chặt việc này sẽ hạn chế được giao dịch nội gián và tình trạng "bơm thổi" giá cổ phiếu do một hay vài nhóm nhà đầu tư nào đó thực hiện. Đồng thời cần quy định rõ hơn về thông tin nội gián, có quy chế chia sẻ thông tin sao cho công bằng với tất cả các nhà đầu tư.
![]() |
Thị trường chứng khoán vẫn tiềm năng trong dài hạn |
Cũng theo bà Thu, ở nước ngoài, nếu giao dịch nội gián sẽ bị xử lý hình sự, còn ở ta chưa chặt chẽ nên vì quan hệ thân thiết, nội bộ thường chia sẻ cho các nhóm đối tượng trước khi công bố công khai khiến giá cổ phiếu tăng giảm bất thường, khi nhà đầu tư biết đã quá muộn. Ngoài ra, có thể không cho người nội bộ bình luận về giá cổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đang quản lý, không được phép nói cổ phiếu rẻ hay đắt. Vì dễ định hướng thị trường, hàm ý là họ chia sẻ thông tin trọng yếu trong khi ở nước ngoài không được phép.
Đồng thời nên tách hoạt động tư vấn - phân tích của các công ty chứng khoán ra khỏi khối tự doanh để phía tự doanh không gây ảnh hưởng cho bộ phận phân tích và ngược lại. Bởi điều này không công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Trình - chuyên gia kinh tế cho rằng, phải kiểm soát được chất lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán vì có chất lượng thì nhà đầu tư mới tin tưởng. Cùng với đó, kiểm soát luôn việc tăng vốn ảo vì có những công ty trên sàn có dấu hiệu "in giấy ra bán", Ủy Ban Chứng khoán phải ngăn chặn lại. Ngoài ra, cần nói thêm là để tránh hỗn loạn trên thị trường như vừa rồi, chúng ta nên tính toán lại tỉ trọng những ông lớn trong VN30 và VN-Index; xem xét lại phiên ATO và ATC có cần thiết không, vì đây là 2 phiên có thể gây xáo trộn trên thị trường.
Đặc biệt, xem xét quy định cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Cụ thể, hiện tại nhà đầu tư mua xong 3 ngày sau cổ phiếu về mới bán được nhưng ai có quan hệ với công ty chứng khoán có thể ứng tiền mua được hoặc bán khống cổ phiếu, gây bất bình đẳng.
Minh bạch hóa thị trường
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nêu quan điểm, hiện quy mô thị trường đã tăng trưởng vượt trội, trong khi hệ thống quản lý cả về thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, con người, công nghệ… đều có những yếu tố không theo kịp. Chúng ta đang áp dụng cách thức quản lý, điều hành thị theo quy mô bằng 1/2 - 1/3 so với thị trường trong khi theo nguyên tắc lượng đổi thì chất đổi, nay đã đến lúc thay đổi chất về mặt quản lý đối với thị trường.
Vấn đề lớn nhất của thị trường và lành mạnh hoá thị trường nằm ở thông tin, đặc biệt là thông tin mang tính chất nội gián, làm giá, thổi giá… Tất cả những thông tin đó có điểm mạnh nhưng nếu không kiểm soát được sẽ thành điểm xấu, không chỉ làm thị trường chao đảo mà còn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Vì vậy, phải kiểm soát, minh bạch hoá thị trường chứng khoán.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán phải ngay lập tức gắn với chất lượng nâng cao quản lý, chống hành vi nội gián, thao túng gắn với phát triển công nghệ để thích hợp với quy mô phát triển của thị trường. Đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý, công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Nếu xử lý tốt vấn đề này thì thị trường sẽ phát triển tốt, trở thành kênh thu dẫn vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Từ bỏ tham vọng bay vào vũ trụ, bầu Thụy sẽ chuyên tâm làm ngân hàng?

Thị trường chứng khoán tháng 6: Khó kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn

Thị trường chứng khoán tháng 6: Nhà đầu tư giảm tỷ lệ đòn bẩy

Thêm 311 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán

Vi phạm trên thị trường chứng khoán sẽ bị xử lý nghiêm
Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu "nằm" sàn: Chủ tịch, cổ đông lớn Yeah1 cùng "tháo chạy"

Cổ phiếu FLC giảm sàn, nhà đầu tư ồ ạt đặt lệnh bán tháo

Tập đoàn Hoà Phát: Sẽ làm dự án sản xuất nhôm và nhà máy thép Dung Quất 3

Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào diện kiểm soát đặc biệt

Tập đoàn FLC bị UBCKNN xử phạt vì chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021

Sau vụ Tân Hoàng Minh, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh

Hoàng Anh Gia Lai bị cấm giao dịch chứng khoán trong 5 tháng

Đưa trái phiếu doanh nghiệp về đúng vị trí trên thị trường

Chuyên gia VinaCapila lý giải nguyên nhân thị trường chứng khoán giảm

Kinh doanh thua lỗ, hãng Vietnam Airlines có nguy cơ bị hủy niêm yết?

Nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì chứng quyền có bảo đảm

Ủy ban Chứng khoán nhà nước công bố các giải pháp hỗ trợ thị trường

Chứng khoán đang vào giai đoạn thị trường giá xuống

Vì sao Tân Hoàng Minh chưa thể hoàn trả tiền mua trái phiếu cho nhà đầu tư?

Sắp ban hành quy định thu phí giám sát chứng khoán phái sinh

Chọn lọc cổ phiếu quan trọng hơn dự báo xu thế thị trường?

Bổ sung thu phí giám sát chứng khoán phái sinh

Tạo niềm tin, thêm sức hút phát triển mạnh thị trường chứng khoán

Chế ngự nỗi sợ để “Buy in May”
