Phát triển thị trường carbon: Một hướng đi nhiều lợi ích

Với các nước đang phát triển như Việt Nam, tham gia thị trường carbon không chỉ là cơ hội tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận công nghệ hiện đại ít carbon mà còn giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.

Từng bước xây dựng lộ trình phù hợp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường carbon; trên cơ sở đó chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan xây dựng Đề án thành lập thị trường carbon trong nước đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển thị trường carbon: Tạo nguồn thu tài chính, giảm phát thải khí nhà kính
Việt Nam nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính

Để có cơ sở trao đổi, mua bán tín chỉ carbon giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc phát triển thị trường carbon trong nước đã được đặt ra từ năm 2011 tại Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới, ban hành kèm theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương năm 2013, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam chưa có nghĩa vụ bắt buộc phải cắt giảm phát thải khí nhà kính nên các doanh nghiệp không có nhu cầu mua tín chỉ carbon mà chỉ được trao đổi theo các cơ chế hợp tác với quốc tế.

Theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc giảm phát thải khí nhà kính kể từ năm 2021 theo đóng góp do quốc gia tự quyết định, đặc biệt cần nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP 26. Các công cụ định giá carbon cần được triển khai áp dụng ở nước ta, trong đó có việc phát triển thị trường carbon trong nước.

Lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, qua 5 năm triển khai, Dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam” (Dự án VNPMR) đã cơ bản hoàn thành, với những đóng góp quan trọng từ các nghiên cứu thí điểm tại một số ngành như sản xuất thép, quản lý chất thải rắn. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để Việt Nam tiến tới hình thành, phát triển thị trường carbon trong nước cũng như tham gia thị trường carbon thế giới.

Cơ hội lớn

Ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Giám đốc Dự án VNPMR - cho biết: Ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu sắp bước sang giai đoạn mới với việc các bên bắt đầu thực hiện Thỏa thuận Paris. Trong đó, bao gồm đóng góp về giảm phát thải nhà kính được cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam đã hoàn thành NDC cập nhật và đã gửi Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Theo đó, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương 83,9 triệu tấn CO2. Mức đóng góp giảm nhẹ sẽ tăng lên 27%, tương đương 250,8 triệu tấn CO2 khi nhận được hỗ trợ quốc tế.

Đến nay, trên thế giới đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon, với tổng lượng khí nhà kính được kiểm soát 12 tỷ tấn CO2 tương đương, chiếm 22,3% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Ngoài các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada… áp dụng công cụ định giá carbon thành công, nhiều quốc gia đang phát triển cũng đã thử nghiệm công cụ định giá carbon và tiến tới áp dụng rộng rãi như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Chile, Argentina… Đây là hướng đi tiềm năng, bởi chỉ tính riêng năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon toàn cầu lên đến 45 tỷ USD.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, thì mỗi năm có thể thu về hàng trăm triệu USD.

Giới chuyên gia cho hay, đây được coi là nguồn tài nguyên mới, nếu biết khai thác thì sẽ có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng từ việc mua bán tín chỉ CO2, chúng ta cần hoàn thiện nhiều quy định chi tiết để hình thành thị trường carbon trong và ngoài nước.

Đến thời điểm này, thị trường carbon vẫn được xem là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính. Tham gia thị trường carbon là cơ hội để tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận công nghệ hiện đại ít carbon và chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Muốn làm được điều này, việc xây dựng, vận hành thị trường carbon còn là một quá trình dài, đòi hỏi đầu tư nhiều về kỹ thuật, nhân lực và tài chính.

Do vậy, để hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, chuyên gia cho hay, cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định) cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế; xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính cho từng ngành/tiểu ngành…

Khi áp dụng dụng các công cụ định giá carbon như thuế carbon, hệ thống giao dịch phát thải, cơ chế tạo tín chỉ cần phải đánh giá, phân tích đầy đủ tác động cũng như cơ hội đối với kinh tế - xã hội và môi trường. Từ đó, lựa chọn công cụ định giá carbon phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Việt Nam đã tham gia vào thị trường carbon thông qua việc triển khai cơ chế phát triển sạch, hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia và cơ chế tín dụng chung Nhật Bản.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khí nhà kính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/3/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/3/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 29/3/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; đêm có mưa vài nơi, có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh
Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024, Hà Nội nhiều mây, sáng có mưa rào và dông, sau có mưa vài nơi. Gió nhẹ.
Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Sáng ngày 28/3, một cơn mưa lớn đã xuất hiện ở khu vực Yên Bái - Lai Châu, gây ra trận mưa đá dày đặc tại thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay 28/3/2024, phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang di chuyển xuống phía Nam. Bắc vịnh Bắc Bộ đêm có mưa rào và dông rải rác.

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ xuất hiện mưa rào và dông đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024: Hà Nội có khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024: Hà Nội có khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024, Hà Nội có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết hôm nay ngày 27/3/2024: Bắc Bộ sương mù nhẹ, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 27/3/2024: Bắc Bộ sương mù nhẹ, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 27/3/2024: Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm sương mù nhẹ, Tây Bắc mưa rào rải rác, Nam Bộ ngày nắng nóng
Thời tiết hôm nay ngày 26/3/2024: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 26/3/2024: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 26/3/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ.
Nhiệt điện Hải Phòng: Sản xuất xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Nhiệt điện Hải Phòng: Sản xuất xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện sản xuất xanh, phát thải thấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thời tiết hôm nay ngày 25/3/2024: Bắc Bộ tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm

Thời tiết hôm nay ngày 25/3/2024: Bắc Bộ tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 25/3/2024: Bắc Bộ sáng và đêm xuất hiện mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ.
Thời tiết hôm nay ngày 24/3/2024: Bắc Bộ nắng nóng có nơi trên 35 độ

Thời tiết hôm nay ngày 24/3/2024: Bắc Bộ nắng nóng có nơi trên 35 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/3/2024: Bắc Bộ tăng nhiệt mạnh, mưa tập trung chủ yếu vào buổi đêm, ngày xuất hiện nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ
Thời tiết hôm nay ngày 23/3/2024: Bắc Bộ có mưa, đêm và sáng trời lạnh

Thời tiết hôm nay ngày 23/3/2024: Bắc Bộ có mưa, đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/3/2024: Khu vực Đông Bắc phổ biến mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù buổi sáng, Tây Bắc xuất hiện mưa rào, có nơi có dông
Tổng kết các hỗ trợ kỹ thuật thuộc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á

Tổng kết các hỗ trợ kỹ thuật thuộc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á

Chiều 22/3, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo tổng kết các hỗ trợ kỹ thuật thuộc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thực hiện đến 3/2024.
Nâng cao năng lực lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp

Nâng cao năng lực lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp

Ngày 22/3 tại An Giang đã diễn ra hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải KNK cho DN tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long 2024".
Thời tiết hôm nay ngày 22/3/2024: Không khí lạnh suy yếu, Bắc Bộ tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay ngày 22/3/2024: Không khí lạnh suy yếu, Bắc Bộ tăng nhiệt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 22/3/2024: Không khí lạnh suy yếu Bắc Bộ tăng nhiệt, nhiệt độ cao nhất từ 24-27 độ. Tây Nguyên và Nam Bộ đêm không mưa ngày nắng
Những quốc gia nào có chất lượng không khí đạt chuẩn WHO?

Những quốc gia nào có chất lượng không khí đạt chuẩn WHO?

Úc, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand là 7 quốc gia có chất lượng không khí đạt chuẩn WHO vào năm 2023, tính theo dân số.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Thời tiết năm 2024: Nhiều hiện tượng cực đoan, dị thường sẽ xảy ra

Thời tiết năm 2024: Nhiều hiện tượng cực đoan, dị thường sẽ xảy ra

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn năm 2023, nhận định xu thế thiên tai năm 2024.
Kon Tum: Liên tục xảy ra động đất trên địa bàn huyện Kon Plông

Kon Tum: Liên tục xảy ra động đất trên địa bàn huyện Kon Plông

Trong vòng 3 tháng đầu năm 2024, Viện Vật lý địa cầu ghi nhận 48 trận động đất xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
WB muốn mua thêm 1 triệu tấn carbon của Việt Nam với giá 5 USD/tấn

WB muốn mua thêm 1 triệu tấn carbon của Việt Nam với giá 5 USD/tấn

Ngân hàng Thế giới (WB) đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn carbon với mức giá 5 USD/tấn.
Việt Nam nhận được khoản thanh toán 51,5 triệu USD từ Quỹ FCPE

Việt Nam nhận được khoản thanh toán 51,5 triệu USD từ Quỹ FCPE

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ thuộc Ngân hàng Thế giới.
Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Trong 5 nước phát thải CO2 hàng đầu thế giới có Mỹ và Nhật Bản là 2 nước đã phát triển nên phải cam kết Net zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050.
Thời tiết hôm nay ngày 21/3/2024: Bắc Bộ sáng sớm sương mù, mưa vài nơi

Thời tiết hôm nay ngày 21/3/2024: Bắc Bộ sáng sớm sương mù, mưa vài nơi

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/3/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm sương mù trời rét. Tây Nguyên và Nam Bộ đêm không mưa ngày nắng.
Quảng Ninh: Bao giờ mới xử lý xong bãi rác phao xốp khổng lồ tại cảng Cái Rồng?

Quảng Ninh: Bao giờ mới xử lý xong bãi rác phao xốp khổng lồ tại cảng Cái Rồng?

Bãi rác phao xốp khổng lồ tại cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) gây mất mỹ quan cảng biển, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, cần được xử lý sớm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động