Phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khí cần liên kết đa chiều

Trong 30 năm qua, ngành công nghiệp khí đã có bước phát triển vượt bậc, với nhiều ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào hoạt động đầu tư phát triển ngành, mang lại giá trị kinh tế lớn. Đóng góp quan trọng cho sự phát triển này có phần không nhỏ của đội ngũ nguồn nhân lực, hệ thống trường đào tạo chuyên ngành dầu khí trong nước. Tiến sĩ Bùi Trọng Vinh - Trưởng khoa Kỹ thuật địa chất và dầu khí - Trường đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Nhìn vào những thành quả trong ứng dụng KHCN của ngành công nghiệp khí thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào?

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khí cần liên kết đa chiều
TS Bùi Trọng Vinh

Có thể thấy, trong suốt chiều dài 30 năm hình thành và phát triển của ngành công nghiệp khí tại Việt Nam, việc ứng dụng KHCN vào hoạt động đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều thành quả nổi bật, giúp hình thành nên hạ tầng công nghiệp khí ngày càng hoàn chỉnh, đóng góp to lớn vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

Dấu ấn của hoạt động KHCN cũng ghi đậm nét trên các công trình của ngành công nghiệp khí Việt Nam như Công trình khí Cửu Long đã tạo ra những sản phẩm giá trị cao như LPG, condensate, khí khô để cung cấp cho toàn xã hội từ vĩ mô đến từng hộ gia đình, tạo điều kiện cho sự hình thành Khu công nghiệp Phú Mỹ, giảm thiểu lãng phí do đốt bỏ khí ngoài khơi.

Hay công trình khí Nam Côn Sơn, tại thời điểm đầu tư xây dựng, là công trình có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và là hệ thống đường ống hai pha dài nhất thế giới. Đến nay, công trình này là nguồn cung năng lượng lớn nhất cho cả khu vực Đông Nam bộ.

Đặc biệt, với công trình khí PM3 - Cà Mau - được đánh giá là điểm nhấn khẳng định sự trưởng thành về mọi mặt của ngành khí Việt Nam khi nguồn nhân lực Việt đã nắm bắt được khoa học kỹ thuật và tự lực thiết kế, xây dựng công trình.

Cho đến nay, ngành công nghiệp khí của chúng ta đã có thêm nhiều dự án khí mới được triển khai thực hiện như: Nam Côn Sơn 2, Hàm Rồng - Thái Bình, Lô B - Ô Môn... và đặc biệt phát triển chuỗi giá trị LNG - sản phẩm khí mới tại Việt Nam với các dự án LNG Thị Vải, LNG Sơn Mỹ nhằm đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường khí tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khí cần liên kết đa chiều
Đội ngũ nhân lực ngành dầu khí Việt Nam đã đảm nhận vai trò, vị trí then chốt trong các hoạt động của ngành

Ông đánh giá như thế nào về vai trò và những đóng góp quan trọng của đội ngũ nhân lực Việt trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam nhiều năm qua?

Nhiều tổ chức như Cambridge Energy Research hay Ernst & Young đều đưa ra những bằng chứng dự báo ngành dầu khí thế giới đang đứng trước vấn đề hụt hẫng giữa các thế hệ lao động chất lượng cao. Đây đang là một trong những thách thức hàng đầu đối với ngành công nghiệp dầu khí. Đứng trước khó khăn đó, hầu hết các trường, doanh nghiệp phải đẩy mạnh đào tạo nhằm bù đắp sự thiếu hụt nhân sự.

Ngoài ra, trong xu thế phát triển tất yếu nhu cầu sử dụng khí ngày càng nhiều trong sản xuất công nghiệp và đời sống hàng ngày ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Riêng tại Việt Nam các dự án khí phát triển rất mạnh thì đội ngũ nguồn nhân lực người Việt đã và đang đóng vai trò chủ lực trên tất cả các dự án hạ nguồn như lọc hóa dầu, điện khí, khí điện đạm đều sử dụng sản phẩm khí.

Ông vui lòng chia sẻ cụ thể hơn về việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khí, nhất là việc liên kết đa chiều nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của ngành?

Có thể nói, hiện nay nguồn nhân lực ngành dầu khí nói chung và ngành khí nói riêng trong nước đã và đang nắm giữ những vị trí then chốt trong ngành. Song để có một đội ngũ nhân lực đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển ngành rất cần sự phối kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo, tuyển dụng. Cần có các chương trình hợp tác đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của ngành cũng như việc đầu tư cho công tác đào tạo. Cần tận dụng các chính sách của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ để cùng nhau đưa ra các nghiên cứu về KHCN phát triển của thế giới vào ứng dụng ngành khí tại Việt Nam. Cụ thể đào tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tìm kiếm các vị trí thích hợp trong việc quy hoạch các vùng chứa khí, kiểm soát chất lượng, sự cố, kiểm soát rủi ro trên toàn hệ thống...

Bên cạnh nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua tuyển dụng, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp cũng cần xây dựng riêng cho mình một đội ngũ chuyên gia, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn, thách thức kỹ thuật hoặc quản lý đặt ra. Vì thế cần đầu tư mạnh mẽ cho phát triển nguồn nhân lực và coi đó là “khoản đầu tư” nghiêm túc, có khả năng tạo hiệu suất cao, bên cạnh các dự án đầu tư đơn thuần khác. Việc xây dựng hệ thống đào tạo cùng các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, hiệu quả và gắn liền công tác đào tạo phát triển chuyên gia, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Thảo thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Bộ Nội vụ vừa có công văn 1814 gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn triển khai thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2024-2026.
Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Trong năm 2026, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục báo cáo Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc trả lương theo vị trí việc làm.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Hơn 3.000 nghìn việc làm được hơn 30 doanh nghiệp đem đến Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực 2025 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/4.
Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ cho biết, các khoản tiền lương và phụ cấp được tính để hưởng chế độ tinh giản biên chế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Đề án của Chính phủ nêu rõ giữ nguyên chế độ, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Ngày hội tuyển dụng, việc làm IUH 2025, mang đến 10.000 vị trí hấp dẫn cho sinh viên khối kỹ thuật, kinh tế.
Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vừa ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, trong đó có số lượng lãnh đạo cấp xã.
Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Thông tư số 19/2025/TT-BQP hướng dẫn cách xác định hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với quân nhân.
Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được sắp xếp ra sao theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của Chính phủ thông tin chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã, đồng thời có thể tăng cường biên chế cán bộ.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất có thể cân nhắc xem xét nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ nhằm thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.
Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đề xuất hướng xử lý ra sao để tránh tình trạng nể nang, không thực chất khi đánh giá công chức?
Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đề xuất chú trọng tăng lương cho viên chức và bỏ cơ chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Công chức có thể bị thôi việc nếu xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và sau 6 tháng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không bố trí được vị trí việc làm phù hợp.
Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Bộ Nội vụ đề xuất sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ được liên kết với tài khoản định danh điện tử (VNeD) mức độ 2 và có giá trị pháp lý như bản giấy.
Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức.
Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức, Bộ Nội vụ có đề xuất ra sao để áp dụng trong lần thực hiện dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc cho công chức để sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quản lý công chức.
Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 78/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý I/2025 trong khu vực dịch vụ là 21,1 triệu người, chiếm 40,7%, tăng 100,3 nghìn người so với quý trước.
Mobile VerionPhiên bản di động