Phát triển nguồn nhân lực số: Lực đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

Đối với nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn hạn chế như ở nước ta thì việc chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số vừa là cơ hội để thúc đẩy phát triển, đồng thời là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương - ông Đỗ Ngọc An - nhấn mạnh tại Hội thảo “Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngày 17/11/2021 do Ban Kinh tế Trung ương cùng một số bộ, ngành có liên quan chủ trì chuyên môn phối hợp tổ chức.

Phát triển nguồn nhân lực số: Lực đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, diễn giả đã đưa ra những hiến kế, đề xuất cách tiếp cận mới, những chính sách trọng tâm, cũng như khuyến nghị các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực số

Nền tảng quan trọng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 52.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai các chính sách có liên quan như: xây dựng đề án sửa đổi, bổ sung Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia; rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo, đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đề án chuyển đổi nghề và đào tạo kỹ năng số cho người lao động; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - ông Đỗ Ngọc An - nhấn mạnh, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ sở nền tảng, là điều kiện cơ bản để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên kinh tế tri thức, kinh tế số và lao động có trình độ công nghệ cao. Đồng thời, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cung - cầu của thị trường lao động.

Trong những năm qua, thực hiện quan điểm và chủ trương của Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng, quan tâm. Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản về phát triển nguồn nhân lực: Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức… Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống văn bản này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực được chú trọng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi cả nước, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Qua đó, nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020. Nhân lực chất lượng cao tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng.

Phát triển nguồn nhân lực số: Lực đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương - ông Đỗ Ngọc An - phát biểu tại hội thảo

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực số

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa qua xác định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba đột phát chiến lược cho giai đoạn 5 năm tới đây. Tuy nhiên, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đánh giá, công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cụ thể, ở bình diện quốc gia, mới đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo; việc xây dựng đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp có phẩm chất và bản lĩnh, có trình độ năng lực và chất lượng còn nhiều bất cập; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhận định về tác động của công nghệ đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Hoàng Minh Sơn - cho rằng, công nghệ đã làm biến đổi mọi yêu cầu, mọi phương pháp tiếp cận giáo dục và phát triển nhân lực. Vì vậy, “để thích ứng và bắt kịp với thời đại số, ngành giáo dục sẽ thay đổi trong quá trình phát triển nguồn nhân lực; đồng thời xác định đây là trọng tâm và chiến lược quan trọng để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục”- ông Sơn nhấn mạnh.

Chia sẻ về các thách thức mà cuộc cách mạng công nghệ đặt ra, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - ông Vũ Hải Quân - chỉ rõ, đó là tốc độ thay đổi công nghệ, lần này thay đổi theo số mũ, không còn theo tuyến tính như trước; xuất hiện hình thức giao tiếp mới với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến, như công nghệ 5G, giao tiếp mạng xã hội; xuất hiện câu hỏi mới như ảnh hưởng của con người trong quá trình phát triển công nghệ. Những thách thức trên làm xuất hiện 5 vấn đề cần quan tâm, đó là sự biến động của nghề nghiệp và vai trò của đại học; xác định đâu là kiến thức tối thiểu trong thế kỷ 21; liệu con người có đảo ngược được các quyết định của máy tính; sáng tạo và nuôi dưỡng sự sáng tạo; hành xử về những chuẩn mực về đạo đức, liệu máy tính có hiểu được không?

Đề cập về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu chuyển đổi thị trường lao động, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam - bà Nguyễn Hồng Hà - cho hay, tiến bộ công nghệ và chuyển đổi theo hướng xanh sạch hơn sẽ mở ra những cơ hội, thay đổi tích cực nhưng đồng thời khiến thị trường lao động bị xáo trộn. Tuy nhiên, nhu cầu kỹ năng cho tương lai cần dựa vào phân tích thấu đáo hơn về những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới từng ngành kinh tế.

Do đó, bà Nguyễn Hồng Hà khuyến nghị, phát triển kỹ năng không phải là nhiệm vụ của riêng Chính phủ mà đó là trách nhiệm chung của tất cả các bên liên quan - những người có cùng mục tiêu tăng cường kỹ năng và hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam - bao gồm Chính phủ, người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp. “Hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần nhạy bén và có sức chống chịu hơn; bên cạnh đó cần trao quyền quyết định lớn hơn cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch, triển khai đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần được trao quyền tự quyết lớn hơn; lấy người học làm trung tâm của giáo dục nghề nghiệp; xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng”, bà Hà đề xuất.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Trong năm 2026, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục báo cáo Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc trả lương theo vị trí việc làm.
Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Hơn 3.000 nghìn việc làm được hơn 30 doanh nghiệp đem đến Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực 2025 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/4.
Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ cho biết, các khoản tiền lương và phụ cấp được tính để hưởng chế độ tinh giản biên chế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Đề án của Chính phủ nêu rõ giữ nguyên chế độ, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Ngày hội tuyển dụng, việc làm IUH 2025, mang đến 10.000 vị trí hấp dẫn cho sinh viên khối kỹ thuật, kinh tế.
Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vừa ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, trong đó có số lượng lãnh đạo cấp xã.
Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Thông tư số 19/2025/TT-BQP hướng dẫn cách xác định hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với quân nhân.
Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được sắp xếp ra sao theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của Chính phủ thông tin chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã, đồng thời có thể tăng cường biên chế cán bộ.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất có thể cân nhắc xem xét nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ nhằm thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.
Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đề xuất hướng xử lý ra sao để tránh tình trạng nể nang, không thực chất khi đánh giá công chức?
Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đề xuất chú trọng tăng lương cho viên chức và bỏ cơ chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Công chức có thể bị thôi việc nếu xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và sau 6 tháng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không bố trí được vị trí việc làm phù hợp.
Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Bộ Nội vụ đề xuất sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ được liên kết với tài khoản định danh điện tử (VNeD) mức độ 2 và có giá trị pháp lý như bản giấy.
Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức.
Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức, Bộ Nội vụ có đề xuất ra sao để áp dụng trong lần thực hiện dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc cho công chức để sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quản lý công chức.
Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 78/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý I/2025 trong khu vực dịch vụ là 21,1 triệu người, chiếm 40,7%, tăng 100,3 nghìn người so với quý trước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ngày 1/7, vận hành chính quyền địa phương hai cấp gắn với chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ngày 1/7, vận hành chính quyền địa phương hai cấp gắn với chuyển đổi số

Nội dung vận hành chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh trong cuộc họp chuyên đề về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ.
Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về tính tiền lương, yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, cần được xem xét khi xác định tiền lương.
Mobile VerionPhiên bản di động